TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm
Đối tượng áp dụng:
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
- Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
- Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
Thành phần hồ sơ:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu);
- Mẫu nhãn sản phẩm/Mẫu nhãn sản phẩm dự kiến;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Điều kiện quan trọng cơ sở cần đáp ứng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực), trừ các trường hợp:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Trình tự tự công bố sản phẩm khi khách hàng hợp tác với LETO:
- Bước 1: LETO tư vấn tổng thể và đánh giá tính hợp lý của các thông tin/tài liệu khách hàng cung cấp. Trong trường hợp tài liệu không hợp lệ, LETO sẽ hướng dẫn, cung cấp các biểu mẫu tài liệu để khách hàng tham khảo, xin cấp lại cho phù hợp;
- Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ;
- Bước 3: Khách hàng tập hợp tài liệu cần thiết;
- Bước 4: LETO dựng toàn bộ các tài liệu cần thiết trong hồ sơ;
- Bước 5: LETO nộp và đại diện xử lý toàn bộ công việc sau khi khách hàng đã ký hồ sơ theo hướng dẫn;
- Bước 6: LETO bàn giao kết quả tới khách hàng và tư vấn sau khi tự công bố.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tự công bố sản phẩm tại LETO:
Tư vấn trước khi tự công bố sản phẩm:
- Tư vấn về tên sản phẩm;
- Tư vấn các vấn đề cần lưu ý đối với mẫu nhãn sản phẩm; hỗ trợ dịch thuật, công chứng trong trường hợp mẫu nhãn sản phẩm không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
- Tư vấn và tối ưu hóa các chỉ tiêu an toàn tương ứng với sản phẩm;
- Tư vấn, hỗ trợ thực hiện kiểm nghiệm để kết quả kiểm nghiệm hoàn thiện nhanh chóng, hợp pháp với chi phí hợp lý;
- Đưa ra các giải pháp khắc phục đối với những trường hợp sản phẩm có chất cấm hoặc có các chất hàm lượng vượt quá mức so với quy định;
- Phúc đáp toàn bộ thắc mắc của khách hàng về việc tự công bố và vấn đề sản xuất, kinh doanh sau khi tự công bố sản phẩm.
Thực hiện trong quá trình tự công bố sản phẩm:
- Khách hàng chỉ cần cung cấp các tài liệu LETO yêu cầu và phối hợp ký, đóng dấu tài liệu trong hồ sơ. LETO sẽ xử lý hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết.
Hỗ trợ sau khi tự công bố sản phẩm:
- Tư vấn miễn phí, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan sau khi tự công bố sản phẩm;
- Hỗ trợ xây dựng dự án, chiến lược kinh doanh đối với sản phẩm;
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ với chi phí ưu đãi giảm 10% đối với sản phẩm thực hiện tự công bố tại LETO, bao gồm:
- Đăng ký thay đổi thông tin/Tự công bố lại sản phẩm;
- Thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu/hải quan trọn gói đối với sản phẩm xuất nhập khẩu
- Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu
- Đăng ký sử dụng mã số mã vạch
- Đăng ký tem chống hàng giả của Bộ Công an
- Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất/kinh doanh đối với những sản phẩm thuộc diện phải xin giấy chứng nhận
- Xác nhận nội dung quảng cáo, Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, Giấy phép tổ chức hội thảo giới thiệu... đối với sản phẩm đã tự công bố