Thẩm định dự án là phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư về tất cả các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, chính trị, công nghệ, pháp luật, tài chính… Trong đó, hai yếu tố cơ bản đánh giá chỉ số hiệu quả và tính khả thi đầu tư.
1. Thẩm định pháp lý đầu tư là gì?
Thẩm định pháp lý đầu tư là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá tình trạng pháp lý của một doanh nghiệp hoặc một dự án mà nhà đầu tư mong muốn đầu tư (gọi tắt là: ”dự án mục tiêu”). Hoạt động này có thể được cung cấp bởi các chuyên gia pháp lý hoặc Luật sư. Các chuyên gia pháp lý, Luật sư sẽ tiến hành các hoạt động điều tra chi tiết về pháp lý (Legal Due Diligence – LDD) để phát hiện những rủi ro hiện tại hoặc tiềm ẩn từ đó cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng về các vấn đề pháp lý của dự án mục tiêu. Điều này giúp cho các nhà đầu tư biết được dự án mục tiêu mà họ đang quan tâm có tuân thủ đầy đủ pháp luật hay không, từ các cảnh báo về pháp lý mà các chuyên gia tư vấn đưa ra nhà đầu tư sẽ cân nhắc việc thực hiện giao dịch.
2. Các nội dung chính của hoạt động thẩm định pháp lý đầu tư
Một: Xác định phạm vi của việc thẩm định.
Đây là bước quan trọng đầu tiên của quá trình thẩm định, căn cứ vào nhiều yếu tố từ mục tiêu đến đặc điểm của dự án mục tiêu mà các chuyên gia tư vấn phải thống nhất với nhà đầu tư về phạm vi của việc thẩm định như các vấn đề cần thẩm định (vấn đề về hồ sơ pháp lý: giấy phép thành lập, điều lệ, vốn và cơ cấu vốn, tình trạng góp vốn, cổ đông, thành viên góp vốn….; vấn đề về tình hình tài chính doanh nghiệp; các loại tài sản hữu hình, vô hình, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; đối tác, khách hàng; các tranh chấp…); thời hạn thẩm định (từ khi thành lập đến hiện tại hoặc trong vòng 02-05 năm gần nhất hoặc theo yêu cầu từ khách hàng).
Hai: Xây dựng danh sách những tài liệu và thông tin cần được cung cấp từ dự án mục tiêu
Chủ sở hữu dự án mục tiêu sẽ cung cấp cho các chuyên gia tư vấn thông tin, tài liệu dựa trên danh sách mà các chuyên gia tư vấn đưa ra. Căn cứ các thông tin, tài liệu được cung cấp các chuyên gia tư vấn sẽ tiến hành việc thẩm định, xem xét các vấn đề pháp lý của dự án mục tiêu.
Ba: Điều tra thực tế
Ngoài việc dựa trên các hồ sơ, tài liệu được cung cấp, để có đánh giá chính xác về các thông tin, tài liệu này các chuyên gia tư vấn sẽ phải thực hiện việc điều tra, thẩm định trên thực địa ví dụ xuống nơi có dự án mục tiêu để xem xét hiện trạng dự án hoặc tiến hành phỏng vấn các bên liên quan đến hoạt động của dự án mục tiêu, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: cơ quan quản lý thuế, cơ quản lý về lao động, cơ quan quản lý về đất đai, cơ quan quản lý về dự án đầu tư….Từ đó xác định tính chính xác của thông tin mà chủ sở hữu dự án mục tiêu cung cấp.
Bốn: Soạn thảo và phát hành báo cáo điều tra tổng thể và đưa ra phương án về các vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp mục tiêu cho nhà đầu tư
Các chuyên gia tư vấn sẽ tổng hợp các thông tin thu thập được từ tài liệu và thông qua việc điều tra thực tế để xây dựng báo cáo điều tra tổng thể các vấn đề pháp lý đối với dự án mục tiêu đồng thời đưa ra các phương án cụ thể đối với từng vấn để pháp lý đó để nhà đầu tư xem xét, lựa chọn quyết định việc đầu tư.
4. Dịch vụ thẩm định pháp lý đầu tư được cung cấp bởi LETO
Với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn đầu tư cho các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia pháp lý tại LETO đồng hành cùng với nhà đầu tư ngay từ giai đoạn nhà đầu tư tìm hiểu về dự án mục tiêu từ đó giúp nhà đầu tư có được hình thức đầu tư an toàn và phù hợp.
Vui lòng liên hệ với LETO để nhận được những tư vấn chi tiết từ các chuyên gia của LETO về hoạt động thẩm định pháp lý đầu tư.