M&A là gì?
Ở Việt Nam, hoạt động mua bán, sáp nhập M&A ngày càng trở lên sôi động trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh về cả số lượng và quy mô. Các thương vụ đình đám có thể kể đến như: Tập đoàn TCC (một tập đoàn của Thái Lan) mua lại hệ thống siêu thị Metro, Thaibev mua cổ phần của Sabeco từ Bộ công thương, Vinfast nhận chuyển nhượng toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội, Ngân hàng ANZ nhượng lại mảng bán lẻ tại Việt Nam cho Ngân hàng Shinhan….hay còn rất nhiều thương vụ M&A lớn khác được báo chí thường xuyên đăng tải. Đó là các thương vụ M&A lớn và điển hình nhưng thường ngày chúng ta cũng bất gặp rất nhiều hoạt động M&A với quy mô nhỏ hơn như việc sang nhượng một của hàng quần áo, sang nhượng một quán Café…đây cũng chính là các hoạt động M&A.
Vậy M&A được hiểu là gì?
Các giao dịch trên đều được gọi là giao dịch M&A. M&A là chữ viết tắt của hai từ tiếng Anh là “merger” (sáp nhập) và “acquisition” (mua lại).
Hoạt động M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại 1 phần (số cổ phần) hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác. Mục đích của một thương vụ M&A không đơn thuần chỉ là sở hữu cổ phần, mà nhằm mục đích tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị sáp nhập/mua lại.
Thẩm định pháp lý tiền giao dịch M&A
Hoạt động M&A có thể giúp nhà đầu tư mở rộng thị phần và tăng doanh thu hoặc tạo ra các cơ hội phát triển, tăng trưởng mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là giao dịch rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý. Những rủi ro về pháp lý là nguyên nhân chính dẫn tới đổ vỡ các thương vụ M&A và là nguyên nhân của các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình thực hiện các giao dịch này.
Việc kiểm soát các rủi ro pháp lý cần được nhà đầu tư thực hiện ngay từ những giai đoạn đầu trước khi bắt tay vào thực hiện giao dịch. Việc thẩm định pháp lý tiền giao dịch M&A là bắt buộc để ngăn ngừa được các rủi ro tiềm ẩn.
Mục đích của việc thẩm định pháp lý tiền giao dịch M&A
- Thẩm định, soát xét, đánh giá thông tin về Công ty mục tiêu để chỉ ra các vấn đề pháp lý có ảnh hưởng đến giao dịch mua Công ty. Sự ảnh hưởng đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực làm cho giao dịch không thể diễn ra như dự kiến hoặc buộc các bên phải lựa chọn cơ cấu giao dịch khác.
- Thẩm định pháp lý giúp cho bên mua trong giao dịch nắm rõ về công ty mục tiêu, để biết họ đang mua cái gì, với tình trạng ra sao và có đúng như những thông tin mà bên mua đã cung cấp.
- Thẩm định pháp lý tiền giao dịch M&A giúp cho nhà đầu tư có bức tranh toàn cảnh về các vấn đề pháp lý bên trong của doanh nghiệp mục tiêu. Từ đó có các lựa chọn hoặc quyết định trong việc có tiếp tục giao dịch này hay không hoặc nếu tiếp tục thì lựa chọn cấu trúc giao dịch phù hợp cũng như đưa ra các đàm phán phù hợp trong việc giao kết hợp đồng ở các giai đoạn tiếp theo của hoạt động M&A.
Dịch vụ tư vấn thẩm định pháp lý tiền giao dịch M&A từ LETO
- Tư vấn, xây dựng bản thỏa thuận bảo mật thông tin cho các bên trước khi tiến hành vào các giai đoạn tiếp theo của giao dịch M&A.
- Dựa trên mục đích thương mại của các bên trong giao dịch, LETO tư vấn, lên kế hoạch chi tiết các vấn đề pháp lý cần soát xét, thẩm định.
- Tư vấn, đưa ra phương án giải quyết đối với trường hợp có các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi về mặt pháp lý của giao dịch.
- Tư vấn, định giá Công ty mục tiêu. Phân tích các yếu tố pháp lý có ảnh hưởng đến giá trị của Công ty mục tiêu để nhà đầu tư có thể đưa ra được phương án đàm phán có lợi nhất trong quá trình thực hiện giao dịch.
- Tư vấn lựa chọn cấu trúc giao dịch phù hợp cho nhà đầu tư.
Để có một giao dịch M&A thành công nhà đầu tư cần phải có các bước thẩm định pháp lý chuẩn xác trước khi bước vào giao dịch chính thức. Các chuyên gia pháp lý tại LETO sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu tìm hiểu về doanh nghiệp mục tiêu, tư vấn và hỗ trợ việc thẩm định pháp lý và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến giao dịch M&A mà nhà đầu tư lựa chọn. Hãy
liên hệ với LETO để được hỗ trợ tư vấn.