MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

05 hành vi bị xử phạt thời COVID-19 hiếm ai ngờ tới!

Cập nhật:27/03/2020
Lượt xem:970
Trong thời COVID-19 đang trở thành vấn đề cấp độ toàn cầu này, rất nhiều hành vi đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt mà nhiều người chưa từng biết tới. Cùng nhau hiểu rõ và chia sẻ để gia tăng ý thức cộng đồng trong việc chung tay chống dịch. 

05 hành vi bị xử phạt thời COVID-19 hiếm ai ngờ tới!

1. KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG NƠI CÔNG CỘNG: 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ về áp dụng Biện pháp chống dịch: 

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy:
  • Người không đeo khẩu trang tham gia chống dịch và người biết người nhiễm bệnh mà không thống báo với cơ quan địa phương có thể bị phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ;
  • Người nhiễm bệnh mà không đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp cách ly dẫn đến lây lan dịch bệnh có thể bị phạt tù từ 1 đến 2 năm;

2. BỎ TRỐN KHI ĐANG CÁCH LY:

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế nêu rõ:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
Và quy định của Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 theo trích dẫn trên đây cho thấy:
  • Đối với trường hợp những người được phát hiện dương tính hoặc nghi nhiễm F1, F2 có hành vi trốn hoặc từ chối áp dụng biện pháp cách ly y tế có thể bị phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ;
  • Trường hợp hành vi trốn cách ly dẫn đấy gây ra lây lan dịch bệnh cho xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người với mức phạt từ 1 năm đến 12 năm.

3. XÂM PHẠM KHU VỰC CÁCH LY:

Quy định tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

  • Hành vi đưa người/phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch có thể bị phạt tiền từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ.

4. TỪ CHỐI TIẾP NHẬN NGƯỜI VÀO CƠ SỞ Y TẾ

Quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

  • Hành vi từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A (Covid-19) vào cơ sở y tế/chữa bệnh có thể bị phạt tiền từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ.

5. CỬA HÀNG/CƠ SỞ KINH DOANH CỐ TÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN BỊ YÊU CẦU TẠM ĐÓNG CỬA

Quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
  • Như vậy, đối với hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng có thể bị phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ
Tham khảo thêm về LETO:
Giới thiệu LETO tại đây!
Các chương trình đào tạo tại LETO tại đây!
Dự án dịch thuật LETOtrans
Dự án sách luật chuyên khảo & sách kinh doanh LETObooks
Liên hệ với LETO qua Facebook: Công ty Luật LETO
Kênh video tư vấn pháp luật miễn phí: Youtube Công ty Luật LETO
Bộ tài liệu pháp lý và quản trị nội bộ Doanh nghiệp: Tài liệu pháp chế
Khóa học Pháp chế Doanh nghiệp chuyên sâu (hỗ trợ đầu ra bởi LETOhr): Khóa học pháp chế
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang