Bất cứ bạn là cổ đông lớn hay nhỏ, dù ở Doanh nghiệp ở quy mô nào, dù bạn sở hữu loại cổ phần gì, bạn sẽ luôn đối diện với rủi ro tranh chấp cổ đông giữa bạn với các cổ đông khác của công ty.
Tranh chấp cổ đông là gì?
Nói một cách đơn giản, tranh chấp cổ đông là sự bất đồng giữa các cổ đông hoặc nhóm cổ đông về quản trị công ty, hoặc các yếu tố khác như hoạt động vận hành, tài chính, … của công ty. Vi tranh chấp cổ đông thường gắn liền với yếu tố tài chính hay quyền lợi về tiền, nên cuộc tranh chấp này thường có vẻ căng thẳng hơn bình thường với các nguyên nhân phức tạp hơn. Bài viết này đề cập đến 05 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các cuộc tranh chấp cổ đông.
1. Vi phạm thỏa thuận cổ đông
Vi phạm thỏa thuận cổ đông thường gặp là các vi phạm liên quan đến việc góp vốn hoặc thoái vốn. Điển hình là một cổ đông bán phần cổ phần của họ cho cổ đông khác trong khoảng thời gian các cổ đông đã thỏa thuận không bán cổ phần thoái vốn, tệ hơn là khi một cổ đông lại bán chính phần cổ phần của mình cho đối thủ cạnh tranh của công ty. Hoặc khi một/nhóm cổ đông muốn hủy bỏ hiệu lực của các thỏa thuận đi ngược lợi ích của các cổ đông khác.
2. Những bất đồng về định hướng
Bất cứ quyết định nào dẫn đến điều chỉnh định hướng hoạt động hoặc lựa chọn định hướng mới của Hội đồng quản trị hoặc các quyết định vận hành của nhóm vận hành không đồng bộ định hướng công ty đều có thể dẫn đến các tranh chấp cổ đông đáng kể. Nguyên nhân này đặc biệt thường thấy trong các tranh chấp cổ đông ở các công ty/tập đoàn gia đình, nơi người nhà cũng là cổ đông cùng sở hữu và có tham gia vận hành làm việc, hoặc ở các công ty mà nhân viên đồng thời sở hữu cổ phần của công ty, tức là nhân viên cũng là cổ đông.
3. Sai phạm của nhóm Hội đồng quản trị hoặc nhóm cổ đông vận hành
Các cổ đông thuộc Đại hội đồng cổ đông sẽ ủy thác cho nhóm cổ đông thuộc Hội đồng quản trị hoặc một nhóm cổ đông điều hành công ty. Nhóm cổ đông được ủy thác được yêu cầu phải tương tác và hoạt động một cách cởi mở, trung thực, thẳng thắn với toàn thể các cổ đông của công ty. Điều này càng đặc biệt phải lưu ý khi nhóm cổ đông điều hành công ty là nhóm cổ đông lớn (chiếm đa số). Thường thấy nhất là khi nhóm cổ đông điều hành giữ lại các thông tin tài chính quan trọng, dẫn đến rủi ro tiềm tàng của các cuộc tranh chấp lớn.
4. Cổ đông thiểu số không được tôn trọng
Các cổ đông thiểu số trong các công ty gặp bất lợi ngay từ đầu vì họ có ít cổ phần hơn so với các cổ đông đa số và có thể có ít khó khăn trong việc muốn tạo ra sự thay đổi nào đó ở công ty. Trong nhiều trường hợp, khoản đầu tư của cổ đông thiểu số có thể bị ràng buộc theo ý thích của các cổ đông đa số, những người có thể không đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Các cổ đông thiểu số thường khởi xướng ra các vụ kiện chống lại các cổ đông đa số trong một số tình huống như không được chia cổ tức, không cho phép các cổ đông thiểu số kiểm tra các tài liệu của công ty, …
5. Sự khác biệt trong việc góp vốn hoặc phân chia quyền lợi
Khi các cổ đông góp vốn không phải chỉ bằng tiền, đặc biệt là công sức, thời gian, hoặc khi các cổ đông gia đình được ưu tiên hơn,.. sẽ tạo ra một nguồn xung đột. Bởi lẽ, việc góp vốn này rất dễ tạo ra sự bất bình đẳng do định giá, hoặc do các cổ đông cảm thấy phần sở hữu của mình bị thiệt, thiếu công bằng do định lượng cảm tính mà không có lý do/cơ sở rõ ràng.
Với những căn nguyên trên, việc xây dựng một Thỏa thuận cổ đông rõ ràng, dự liệu chi tiết các tình huống và phương thức xử lý ngay từ đầu sẽ là phương pháp bảo vệ tốt nhất cho mối quan hệ cổ đông của bạn.
--- Trần Kiên - Luật sư điều hành ---
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website:
https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A
#Analytics #Operation #Transformation
#RiskManagement #Compliance #LegalHR #Pháp_chế_doanh_nghiệp