Từ ngày 14/01/2019, theo quy định của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhất định phải biết 08 vấn đề dưới đây, để triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
1. 02 điều kiện quy định bắt buộc về thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đó là:
- Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên;
- Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân;
Như vậy, sẽ bãi bỏ quy định coi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam:
Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là doanh nghiệp kiểm toán có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc quốc gia có hiệp định với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
3. 04 Điều kiện để các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới:
- Được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
- Có ít nhất 5 (năm) kiểm toán viên được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật;
- Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
- Ký quỹ bắt buộc số tiền tương đương vốn pháp định quy định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng này cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc;
Như vậy, đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới, doanh nghiệp kiểm toán không cần thực hiện 03 quy định như trước đây nữa, đó là:
- Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
4. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán:
Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước.
5. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được phép:
- Bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
- Thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế theo quy trình xây dựng, ban hành và công bố Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Tham gia tổ chức thi kiểm toán viên;
- Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
6. Vốn pháp định của doanh nghiệp kiểm toán và mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề:
- Mức vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
- Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty. Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
7. 11 loại hình Đơn vị được kiểm toán:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán;
7. Yếu tố bắt buộc đối với Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán:
Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và giải trình về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán;
8. Yêu cầu bắt buộc trong lưu trữ hồ sơ kiểm toán:
Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, đồng thời phải đảm bảo quy định:
- Hồ sơ kiểm toán có thể được lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục về lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Những nội dung chi tiết khác được Bộ Tài chính quy định tại 08 vấn đề các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhất định phải biết trong năm 2019 từ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 và Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018.
Văn bản có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.
Xem và tải về bản tiếng Việt đầy đủ tại đây: