MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

09 Kỹ năng giải quyết tranh chấp

Cập nhật:25/10/2021
Lượt xem:1026
Thông thường, giải quyết tranh chấp có thể là một quá trình khó khăn và không hiệu quả. 09 chiến lược đàm phán và giải quyết xung đột sau đây có thể giúp bạn tìm ra những cách sáng tạo để đạt được các thỏa thuận các bên cùng hài lòng:

1. Nghe để Học

Một trong những chiến lược đàm phán xung đột quan trọng nhất mà bạn có thể áp dụng là tích cực lắng nghe mối quan tâm của đối tác. Để làm được như vậy, bạn sẽ cần phải chống lại sự thôi thúc làm gián đoạn việc thể hiện quan điểm của đối phương nhằm khăng khăng tự bảo vệ mình. Thay vào đó, hãy đặt những câu hỏi nhằm mục đích tìm ra các vấn đề cốt lõi của bên kia. Xác nhận những gì bạn đã nghe để đảm bảo rằng bạn hiểu quan điểm của người khác. Chỉ sau khi bạn đã hiểu thấu đáo về quan điểm của họ, bạn mới nên bắt đầu trình bày quan điểm của riêng mình.

2. Đưa Nhiều Vấn đề Lên Bàn

Các bên xung đột thường thấy mình bị tập trung vào một vấn đề duy nhất, tranh cãi qua lại. Khi bạn thêm nhiều vấn đề vào cuộc thảo luận trong quá trình giải quyết tranh chấp, bạn có thể tìm thấy cơ hội để cân bằng và nhượng bộ dựa trên những lợi ích khác nhau của mình. Ngoài ra, hãy thử trình bày một số đề xuất mà bạn đánh giá tương tự, mỗi đề xuất bao gồm nhiều mối quan tâm. Phản ứng của bên kia sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang quan tâm giải quyết nhu cầu của họ chứ không chỉ nhu cầu của bạn.

3. Cùng nhau suy nghĩ giải pháp

 Những bên tranh chấp có xu hướng cho rằng lợi ích của bên kia là thiệt hại của bên mình, nhưng điều này thường không phải là động thái hướng đến việc giải quyết tranh chấp. Cố gắng giảm bớt căng thẳng bằng cách coi nỗ lực giải quyết tranh chấp của bạn như một cơ hội để đạt được giải pháp làm hài lòng tất cả các bên liên quan - các bên cùng có lợi thực sự.

4. Bình tĩnh ứng phó và đối xử

Những kẻ tranh chấp đôi khi thách thức hoặc bôi nhọ sức mạnh, kinh nghiệm hoặc kỹ năng của nhau với mục đích cảm thấy vượt trội hoặc chiếm thế thượng phong. Đừng rơi vào những trò nhỏ nhặt như vậy. Thay vào đó, hãy nói rõ rằng bạn nhận ra nỗ lực thao túng đó là gì và cố gắng đưa cuộc trò chuyện trở lại vấn đề đang bàn.

5. Kiểm tra lại các vấn đề coi trọng

Các bên xung đột đôi khi từ chối thương lượng về các vấn đề mà họ cho là thiêng liêng, chẳng hạn như những vấn đề có chiều hướng đạo đức, tôn giáo hoặc tự tôn cá nhân. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể sẵn sàng nhượng bộ về những vấn đề như vậy trong một số trường hợp nhất định. Trước khi tuyên bố một vấn đề là vượt quá giới hạn, hãy nghĩ về những cách giải quyết tranh chấp có thể tôn vinh những giá trị sâu sắc nhất của bạn.

6. Bảo vệ chống lại các mối đe dọa

Trong lúc này, những bên tranh chấp đôi khi phải dùng đến những lời đe dọa, cho dù cố gắng đạt được điều họ muốn hay chỉ đơn giản là để được lắng nghe. Nhưng các mối đe dọa thường làm leo thang xung đột và làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Khi bị đe dọa, hãy thử phớt lờ lời đe dọa, vì điều này có thể khiến cho bên kia thấy việc làm này là vô nghĩa. Nếu điều đó không hiệu quả, có thể đề xuất một giải pháp các bên cùng nhau cố gắng đi theo một con đường giải quyết mang tính xây dựng và hiệu quả hơn.

7. Nhận biết khi bạn cần một người hòa giải

Khi nỗ lực giải quyết tranh chấp rất gay gắt hoặc có vẻ như đang hướng tới một vụ kiện, thông thường bạn nên thuê hòa giải viên hoặc bên thứ ba không thiên vị để giúp quản lý xung đột. Hòa giải viên có thể đóng vai trò như nhân tố xúc tác và khuyến khích việc các bên đưa ra quyết định hợp lý hơn. Tương tự, các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể có thể cung cấp dữ liệu giúp thay đổi cuộc thảo luận theo hướng hiệu quả hơn - chỉ cần đảm bảo các bên thống nhất chọn các chuyên gia đó.

8. Thảo luận tập trung vào lợi ích thay vì mất mát

Các bên đàm phán có xu hướng trở nên cạnh tranh quá mức khi họ tập trung vào những gì họ có thể mất trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vì lý do này, thay vào đó, nên hướng các cuộc thảo luận và đề xuất về những gì mỗi bên có thể đạt được. Điều này có thể thúc đẩy sự cộng tác lớn hơn.

9. Giữ sự kết nối với bên tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp có thể trở nên khó khăn đến mức cả hai bên cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi, nhưng đừng để khoảng trống đó đưa sự việc trở thành bế tắc vĩnh viễn nếu vẫn có thể tìm được một thỏa thuận vẫn có lợi cho tất cả. Thay vào đó, ít nhất hãy giữ liên lạc qua email và định kỳ trao đổi về khả năng tiếp tục các cuộc nói chuyện. Bạn có thể tạo dựng lại lòng tin bằng cách thương lượng những vấn đề tương đối nhỏ, chẳng hạn như nơi/thời gian cho cuộc hẹn gặp gỡ tiếp theo.
-- Trần Kiên - Luật sư Điều hành LETO --
Tham khảo các bài viết từ chuyên gia; ----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Address: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
♻️ Fanpage: LETO Strategic Solutions
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR 
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang