MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

4 Lưu ý giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức tòa án

Cập nhật:21/11/2020
Lượt xem:1251


Các lưu ý khi giải quyết “Tranh chấp thành viên công ty với công ty” hoặc “Tranh chấp giữa các thành viên công ty” là nội dung đáng chú ý trong công văn hướng dẫn một số nội dung trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cụ thể:

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp 

Khác với nhiều loại tranh chấp khác thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, đối với các tranh chấp thành viên công ty với công ty hoặc giữa thành viên công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh theo khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015.

2. Về nội dung quan hệ tranh chấp

Phải áp dụng quy định tại điểm a, b, khoản 5 Điều 6, Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn phần chung của BLTTDS để xác định chính xác quan hệ tranh chấp.
Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay,...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS năm 2015. Tùy từng trường hợp cụ thể để nghiên cứu, xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

3. Hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ

Khi giải quyết các vụ án này, cần đặc biệt chú ý việc thu thập tài liệu, chứng cứ sao cho đầy đủ, khách quan và được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, gồm những chứng cứ do nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... cung cấp.
Ngoài ra, do đây là tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp nên phải thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nào, Điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các lần đăng ký thay đổi, bổ sung, các loại sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên... 
Trong các vụ án tranh chấp giữa thành viên công ty đối với công ty, thành viên công ty khó có thể cung cấp được cho Tòa án đầy đủ những tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc khởi kiện của họ, do những tài liệu, chứng cứ này công ty đang quản lý, nắm giữ, trong khi đó phía công ty thì hạn chế cung cấp cho Tòa án trong trường hợp bất lợi cho công ty. 
Do vậy cần lưu ý kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ được đầy đủ. Quá trình giải quyết phải căn cứ vào các luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán... và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành để xem xét, giải quyết vụ án toàn diện, chính xác.

4. Về xác định người tham gia tố tụng

Cần xác định đúng và đầy đủ người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là các thành viên của công ty hay không. 
Thực tế, nhiều vụ án tranh chấp giữa các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, Tòa án cho rằng thành viên công ty đã tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật như giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp hoặc là người đại diện theo ủy quyền nên không cần thiết đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 và Điều 73 BLTTDS năm 2015 nữa là không đầy đủ, không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ và đồng thời không giải quyết toàn diện, triệt để vụ án.
Thời gian qua, tỷ lệ các bản án về “Tranh chấp thành viên công ty với công ty” hoặc “Tranh chấp giữa các thành viên công ty” của Tòa án giải quyết đã có hiệu lực pháp luật cũng bị hủy tương đối nhiều trong những năm gần đây. Những vi phạm phổ biến của Tòa án trong giải quyết các vụ án này là xác định không đúng quan hệ pháp luật tranh chấp; xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ không đầy đủ; không thu thập tài liệu về chứng từ, sổ sách kế toán, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên..., không đưa thành viên công ty có liên quan vào tham gia tố tụng.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp thành viên công ty với công ty”, giữa nguyên đơn là ông Lưu Doãn Th với bị đơn là Công ty T do ông Đinh Ngọc T là người đại diện theo pháp luật. Một trong những nguyên nhân hủy án là do vi phạm tố tụng, cụ thể là: Ông Đinh Ngọc T là người đại diện theo pháp luật của Công ty T, đồng thời là thành viên Công ty, đã góp vốn với tỷ lệ 50%, nhưng Toà án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không đưa cá nhân ông T tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan là vi phạm khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015. Bản án sơ thẩm, phúc thẩm sau đó bị hủy bởi Quyết định giám đốc thẩm số 05/2019/KDTM-GĐT ngày 03/4/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

Ngoài nội dung trên, VKSNDTC còn hướng dẫn nhiều vấn đề quan trọng khác trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại:

  1. Về áp dụng pháp luật trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
  2. Thời hiệu khởi kiện 
  3. Về mức phạt trong hợp đồng thương mại
  4. Về vụ án được giải quyết lại sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
  5. Về việc xác định tư cách tham gia tố tụng đối với những vụ án liên quan đến doanh nghiệp
  6. Lưu ý về tài sản thế chấp, phạt vi phạm và lãi chậm trả, xác định mức lãi suất, thời điểm tính lãi và căn cứ tính lãi trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”
  7. Chứng cứ cần thu thập và các  vi phạm thường thấy thông qua việc giải quyết vụ án “Tranh chấp hợp đồng xây dựng”.
Bạn có thể xem toàn bộ các hướng dẫn trên tại tài liệu ngay dưới bài viết này.

Tham khảo bài viết liên quan:
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 - 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Address: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
♻️ Fanpage: LETO Strategic Solutions
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR 
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang