MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

6 TIPs để có một giao dịch M&A thành công

Cập nhật:10/01/2022
Lượt xem:1326

Các lãnh đạo và quản lý đều hiểu rằng một thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) có thể dẫn đến nhiều thành công và cơ hội - hoặc thất bại. Vì vậy, trước áp lực phải đàm phán M&A thành công, bạn nên ưu tiên điều gì?
Bài viết này chia sẻ về 6 mẹo có thể hữu ích giúp bạn có được một giao dịch M&A thành công:

1. Biết chính xác những gì công ty muốn đạt được

Mỗi chủ doanh nghiệp đều có lý do riêng khi muốn M&A. Điều đó có nghĩa là mỗi chủ doanh nghiệp cũng có bức tranh của riêng họ về một vụ M&A thành công sẽ như thế nào. Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu nói chuyện với các đối tác tiềm năng, hãy hình dung rõ ràng về hoạt động kinh doanh tích hợp sẽ như thế nào. Điều gì sẽ thay đổi? Điều gì nên giữ nguyên? Khi bạn coi M&A là một chiến lược kinh doanh có mục tiêu của công ty, bạn sẽ tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian và năng lượng sau này.
Có một bức tranh rõ ràng về những gì công ty muốn từ M&A cũng giúp đàm phán dễ dàng hơn. Bạn không chỉ có thể tự tin đề cập các mục tiêu của mình mà còn có thể nhanh chóng bỏ qua các đối tác tiềm năng không quan tâm/đáp ứng các mục tiêu đó. Bạn cũng sẽ có thể tận dụng được nhiều hơn quy trình thẩm định khi đánh giá lịch sử và sứ mệnh của các đối tác tiềm năng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn tổng quát về quy trình thẩm tra chuyên sâu trong giao dịch M&A

2. Làm việc với đúng người ngay từ đầu

Các công ty khác nhau có cấu trúc lãnh đạo khác nhau, cũng như các động lực quyền lực khác nhau. Và nếu bạn quan tâm đến một thương vụ mua bán và sáp nhập cụ thể, bạn nên xem xét ai là người ra quyết định chính trong tổ chức và đảm bảo họ có mặt trong giao dịch ngay từ đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi có nhiều thương vụ M&A đã đạt đã đạt được kết quả đàm phán ở bước cuối cùng, nhưng lại chỉ được thông qua bởi một người có quyền ra quyết định nhưng lại không có mặt ở bất cứ cuộc thảo luận nào trước đó.
Bạn cũng nên xác định và làm việc với những người có ảnh hưởng chính - những người không thể trực tiếp đưa ra quyết định nhưng có thể hỗ trợ bạn trước những người ra quyết định chính.

3. Lập kế hoạch

Không ai muốn bị bất ngờ sau khi một thương vụ M&A được ký kết. Một nghĩa vụ nợ bị bỏ qua, một vụ kiện đang chờ xử lý, hoặc thậm chí mối quan hệ không tốt với các nhà cung cấp có thể thay đổi hoàn toàn kết cục rằng một vụ M&A sẽ dẫn đến thành công hay đau đầu và thất bại. Và mặc dù mọi người trong bàn đàm phán cởi mở và trung thực về những mặt tích cực và tiêu cực của công ty họ, nhưng bạn vẫn cần có trách nhiệm tự mình tìm hiểu càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, hãy thực hiện các hoạt động thẩm định của bạn.
Nếu bạn phát hiện ra điều gì đó liên quan trong quá trình thẩm định, đừng ngại giao tiếp và lắng nghe, nhưng đừng buộc tội hay nhận định vội vàng. Hãy nhớ rằng những gì có thể là một yếu tố phá vỡ thỏa thuận đối với công ty của bạn có thể là điều hoàn toàn bình thường đối với một công ty khác. Giải thích rõ ràng lý do tại sao một vấn đề lại liên quan đến công ty bạn và cho công ty kia cơ hội để giải thích tình hình theo quan điểm của họ.
Rất có thể bạn sẽ giải quyết được các vấn đề bạn quan tâm từ việc thẩm định. Nhưng nếu bạn không thể đi đến một thỏa hiệp có thể chấp nhận được, đừng ngại rời bỏ giao dịch.

4. Giao tiếp là chìa khóa

Mặc dù giao tiếp là điều quan trọng, cởi mở và trung thực với mọi người trong giai đoạn đàm phán, nhưng không nên chỉ dừng lại ở đó.
Hãy nhớ rằng một thương vụ M&A sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong công ty và bạn nên nhớ giữ cho tất cả các bộ phận liên quan luôn cập nhật. Các nhân viên có khả năng cảm thấy lo lắng nhất về một vụ M&A cũng là những người có nhiều khả năng trở nên tiêu cực nhất. Bằng cách giao tiếp với mọi người, bạn có thể cải thiện động lực của nhân viên cũng như ngăn chặn những tin đồn và thông tin sai lệch lan truyền khắp nơi làm việc.
Ngay cả những thương vụ M&A suôn sẻ nhất cũng có thể mất hàng tháng để hoàn thành, vì vậy hãy cố gắng lên lịch trao đổi thông tin thường xuyên với tất cả các bên liên quan vài tuần một lần. Điều này có thể ở dạng email toàn công ty hoặc phiên phỏng vấn nội bộ.

5. Các vấn đề văn hóa

Cuối cùng, một thương vụ M&A thành công không chỉ là một hợp đồng pháp lý được ký kết. Đó là cam kết cải thiện hai (hoặc nhiều) công ty bằng cách kết hợp các nguồn lực và con người. Cũng giống như bất kỳ thay đổi lớn nào về tổ chức, thành công có nghĩa là trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả cho nhóm của bạn.
Khi bạn tìm hiểu các chi tiết pháp lý và tài chính của việc mua bán và sáp nhập trong phòng đàm phán, hãy nghĩ về các yếu tố khác như cảm xúc và văn hóa công ty hợp nhất sẽ diễn ra như thế nào. Và không chỉ những việc lớn mới có thể ảnh hưởng đến nhân viên. Ngay cả những thay đổi dường như nhỏ, chẳng hạn như chức danh công việc mới/địa chỉ email/…, có thể dẫn đến lo lắng và không hài lòng.
Lãnh đạo công ty cần phải giúp cho mọi người rằng việc M&A sẽ dẫn đến sự thay đổi tích cực cho mọi người. Đồng thời, hãy thẳng thắn về những thách thức tiềm ẩn để toàn thể công ty có thể cùng nhau vượt qua.

6. Biết khi nào nên rời bỏ giao dịch

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần học khi đàm phán M&A, hoặc bất kỳ thương vụ nào, là biết khi nào nên đi. Đúng là không có thương vụ M&A nào là hoàn hảo và mọi người cần chuẩn bị từ bỏ một số thứ - đó là bản chất của sự thỏa hiệp. Đừng ngại tuân theo các điều khoản phá vỡ thỏa thuận của bạn và đừng ngại bỏ qua khi công ty khác không thể chấp nhận các điều khoản đó và chia sẻ các giá trị của công ty bạn.
Mặc dù việc đơn giản từ chối một thỏa thuận có vẻ không chuyên nghiệp, nhưng hãy nghĩ theo cách này: tốt hơn nhiều là công ty khác nên từ chối nhanh chóng để các bên có thể tiếp tục và tìm được giao dịch mới phù hợp với họ. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để đàm phán về điều gì đó bạn không muốn, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội làm việc với một đối tác khác phù hợp hơn.

--- Trần Kiên - Luật sư điều hành ---

Tham khảo thêm các bài viết phân tích liên quan đến giao dịch M&A:
  1. Danh sách các vấn đề cần xem xét ở giai đoạn tích hợp hậu M&A
  2. Chiến lược mua lại một công ty để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh
  3. 20 vấn đề chính due diligence trong giao dịch M&A
  4. M&A checklist
  5. Khóa đào tạo M&A Master
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 - 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Address: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
♻️ Fanpage: LETO Strategic Solutions
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR 
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang