Rà soát hợp đồng là hoạt động quan trọng trong quy trình hợp đồng giúp bạn giảm rủi ro cho Doanh nghiệp, giảm tổn hại tới thương hiệu và uy tín của công ty, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực tài chính để giải quyết các tranh chấp không đáng có, vốn có thể được ngăn chặn ngay từ thời điểm ký kết. Bài viết đề cập 03 lỗi nghiêm trọng cần tránh khi rà soát hợp đồng.
1. Không kiểm tra thẩm quyền ký hợp đồng
Thẩm quyền ký hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hợp đồng có hiệu lực pháp lý hay không, thẩm quyền của người ký hợp đồng thường là người đại diện theo pháp luật của một bên (nếu chủ thể là pháp nhân) hoặc cá nhân có nhu cầu ký kết hợp đồng. Một số trường hợp người ký hợp đồng là người được ủy quyền, tuy nhiên nhiều trường hợp người được ủy quyền lại không có đủ thẩm quyền ký hợp đồng ấy, hoặc thậm chí không được ủy quyền hợp pháp để ký hợp đồng thì hợp đồng sẽ vô hiệu.
Do đó khi rà soát hợp đồng, ta phải kiểm tra về thẩm quyền của người ký hợp đồng, nếu người ký không phải người có thẩm quyền ký thì phải xác minh họ có được ủy quyền ký hợp đồng hợp pháp hay không. Trường hợp người ký hợp đồng không có thẩm quyền ký thì phải yêu cầu bên còn lại giải thích, bổ sung giấy ủy quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền ký
hợp đồng để tránh những rủi ro sau này.
2. Không quy định hoặc quy định không rõ về điều kiện chấm dứt hợp đồng
Trong hợp đồng, điều khoản về điều kiện chấm dứt hợp đồng là căn cứ quan trọng để các bên xác định được giới hạn của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Tuy đây là quy định đơn giản, nhưng nếu các bên quy định không cụ thể sẽ dễ dàng xảy ra tranh chấp, cụ thể là việc một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn gây thiệt hại cho bên còn lại, nhưng lại không hề vi phạm hợp đồng vì ngay từ đầu điều kiện chấm dứt
hợp đồng không được quy định rõ.
Điều này vô hình chung đã tạo ra lỗ hổng trong việc thực hiện hợp đồng và tạo điều kiện để những hành vi vi phạm hợp đồng diễn ra, đồng thời gây khó khăn cho bên bị thiệt hại nếu tiến hành khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền khi chính họ đã chấp nhận một điều khoản bất lợi cho chính mình.
Tham khảo thêm:
06 Điều khoản chính thường thấy trong Hợp đồng thương mại
3. Không quy định về sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mà các bên không thể lường trước, cũng như nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên dẫn đến thiệt hại không thể tránh khỏi, ví dụ như chiến tranh, thiên tai dịch họa, đình công,…Việc quy định về sự kiện bất khả kháng sẽ loại bỏ được trách nhiệm phải đền bù thiệt hại khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng ấy.
Ví dụ điển hình nhất là trong đại dịch Covid-19, tâm lý chủ quan và tầm nhìn hạn chế khiến nhiều doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng trước khi diễn ra dịch đã bỏ qua quy định này, hệ quả là vô số doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch đã không thể thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng họ đã ký trước đó và phải chịu chế tài phạt vi phạm do không thực hiện hợp đồng đã cam kết mà không hoàn toàn do lỗi của họ.
Tham khảo
Phòng pháp chế thuê ngoài 10.000.000 VNĐ/năm
Trên đây là một số lối nghiêm trọng cần tránh khi rà soát
hợp đồng, mong mọi người có thể vận dụng vào quá trình rà soát hợp đồng để đảm bảo hơp đồng được hoàn chỉnh, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên.
Bài viết liên quan:
06 điều cần xem xét trong quá trình rà soát hợp đồng
Những điều cần biết để phát triển kỹ năng SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
11 chiến thuật đàm phán hợp đồng
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
♻️ Fanpage:
Công ty luật LETO
🌎Website:
https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A
#Analytics #Operation #Transformation
#RiskManagement #Compliance #LegalHR