Mục đích chính của quản trị rủi ro là xử lý các tác động có thể xảy ra của sự không chắc chắn đối với các mục tiêu cụ thể. Việc xử lý này liên quan đến việc thiết lập các biện pháp xử lý rủi ro trong đó hiệu quả được đo lường bằng sự khác biệt về mức độ rủi ro giữa rủi ro được xử lý và rủi ro không được xử lý. Sự khác biệt này thường được gọi là: “rủi ro còn lại”. Mục tiêu của các nhà quản trị rủi ro là thiết lập các biện pháp xử lý rủi ro sao cho rủi ro tồn đọng dưới mức chấp nhận rủi ro của tổ chức.
Để thực hiện được điều này, trước tiên tổ chức cần biết mức độ rủi ro mà họ sẽ, nên hoặc có thể chịu đựng. Nếu bạn là chuyên viên pháp chế phụ trách phần quản trị rủi ro, bạn cũng nên biết điều này. Điều này được xác định bằng mức độ rủi ro dưới mức mà một tổ chức sẵn sàng chấp nhận các kết quả tích cực hoặc tiêu cực của việc không đáp ứng các nghĩa vụ của họ. Nói cách khác, họ sẽ chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra đối với tất cả rủi ro dưới mức này.
Bước tiếp theo trong việc thiết lập các biện pháp xử lý rủi ro là hiểu bản chất của rủi ro tuân thủ liên quan đến việc đánh giá độ không chắc chắn liên quan đến khả năng của tổ chức trong việc đáp ứng từng nghĩa vụ.
Rủi ro không bao giờ đứng một mình. Nó luôn được kết nối với sự không chắc chắn về điều gì đó (Mục tiêu/Chính sách pháp lý/…). Chúng ta có thể xác định thêm rủi ro theo bản chất của sự không chắc chắn này như sau:
- Rủi ro do tính không chắc chắn theo nhận thức, thiếu kiến thức hoặc không biết cách. Rủi ro này có thể giảm thiểu.
- Rủi ro do tính không chắc chắn gây ra bởi tính khách quan như sự biến đổi tự nhiên/thay đổi chính sách của Chính phủ. Rủi ro này là không thể tránh khỏi.
Rủi ro có thể giảm được được xử lý bằng cách giảm bớt sự không chắc chắn để cải thiện xác suất đáp ứng từng nghĩa vụ.
Trong một số trường hợp, rủi ro lớn có thể được xử lý bằng cách áp dụng các biện pháp bảo hộ tài chính thông qua bên thứ ba như Bảo hiểm đối với Tài sản của Doanh nghiệp hoặc Bảo lãnh với các Hợp đồng thông qua các Tổ chức tài chính trung gian.
Các công ty có xu hướng coi mọi rủi ro còn lại như thể nó không thể khắc phục được và chấp nhận xử lý nó bằng lợi nhuận dự kiến. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao không coi tất cả các rủi ro tuân thủ là không thể chấp nhận được?
Câu trả lời có thể được tìm thấy bằng cách xem xét các yếu tố đóng góp vào biên lợi nhuận tài chính của một tổ chức. Tỷ suất lợi nhuận của một công ty bị ảnh hưởng đáng kể và tiêu cực bởi chi phí của rủi ro tuân thủ có thể giảm thiểu nếu được thực hiện. Những chi phí này liên quan đến những thứ như sai phạm quy chế nội bộ, sự cố, vi phạm hành chính, vi phạm pháp lý và sự không tuân thủ khác. Sự lãng phí này không chỉ gây tổn hại đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.
Các tổ chức không giải quyết vấn đề lãng phí tuân thủ sẽ không bao giờ có đủ lợi nhuận để trả cho những ảnh hưởng của rủi ro không thể khắc phục được chứ chưa nói đến việc tái đầu tư cho tăng trưởng kinh doanh hoặc trả cho cổ đông. Nói cách khác, một công ty càng không đầu tư vào việc giảm rủi ro có thể giảm thiểu thì họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho những hậu quả hệ trọng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro tuân thủ đều có thể giảm thiểu được. Đối với các rủi ro thì các người quản trị rủi ro phải giảm thiểu rủi ro này một cách hiệu quả để tránh lãng phí không cần thiết và có thể phòng ngừa, nhằm cải thiện tỷ suất lợi nhuận và tăng xác suất thành công của hoạt động kinh doanh. Đây phải là mục tiêu cho tất cả những người chịu trách nhiệm về kết quả của một tổ chức.
-- Từ Trần Kiên - Management Adviser --
Tham khảo thêm các bài viết từ chuyên gia để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp của bạn:
- Những rủi ro pháp lý cơ bản nhất một doanh nghiệp phải đối mặt và vai trò của Pháp chế trong việc xử lý
- Kiểm soát tuân thủ và Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
- Một số rủi ro mà mọi Doanh nhân đều có khi bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh mới
- Bạn đón nhận rủi ro trong kinh doanh của mình như thế nào?
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website:
https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A
#Analytics #Operation #Transformation
#RiskManagement #Compliance #LegalHR