MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

Hướng dẫn chi tiết chiến lược mua lại một công ty để phát triển kinh doanh

Cập nhật:27/08/2021
Lượt xem:1563
  • Facebook mua lại Instagram vào năm 2012, sau đó mua lại Whatsaap vào năm 2014,
  • Masan mua lại Vinmart từ Vingroup,
  • Vin Group thực hiện hàng loạt các thương vụ mua lại công ty và cổ phần chi phối của các công ty khác nhau trong các năm trở lại đây.
Tất cả các hoạt động mua lại điển hình trên đây đều để thực hiện các mục tiêu chiến lược, và trước mỗi giao dịch, đã có nhiều hoạt động diễn ra trong một khoảng thời gian để có thể đạt được một thương vụ thành công.
Bài viết này chia sẻ hướng dẫn ngắn gọn các bước trong quá trình để mua lại một công ty và tăng trưởng.
  1. Thiết lập động cơ cho việc mua lại
  2. Xác định các tiêu chí tìm kiếm
  3. Nghiên cứu và tìm kiếm
  4. Outreach - Điều tra qua bên thứ ba
  5. Tiến hành các cuộc gặp & họp
  6. Đưa ra đề nghị mua lại
  7. Thẩm định
  8. Đóng giao dịch

Trước khi làm rõ hơn từng bước, chúng ta hãy cùng nhìn lại điểm xuất phát.

Khi nào mua lại công ty?

Khi tăng trưởng chiến lược là mục tiêu của bạn!
Việc mua lại một doanh nghiệp là một giải pháp rất hợp lý. Quan điểm từ Harvard Business Review cũng lưu ý rằng các công ty thành công không chỉ dựa vào mua lại để tăng trưởng mà còn nhận thấy rằng con đường này thường đi kèm với chi phí và rủi ro ít hơn so với các phương pháp tăng trưởng khác.
Việc mua lại doanh nghiệp phải bắt đầu với một mục tiêu chiến lược rõ ràng và các tiêu chí cụ thể để đánh giá các công ty mục tiêu tiềm năng. Khi có đủ cả hai yếu tố này, thì đó là thời điểm phù hợp để triển khai việc mua lại một công ty.

Làm thế nào để mua lại một công ty - Các bước thực hiện

1. Thiết lập động cơ cho việc mua lại

Trước khi mua lại một doanh nghiệp, cần phải có một lý do chính đáng.
Điều gì thúc đẩy bạn mua lại một công ty? 
“Bởi vì muốn muốn phát triển doanh nghiệp" không nên được coi là một câu trả lời, bạn cần phải cụ thể hơn. 
Về cơ bản, động cơ để mua một doanh nghiệp thường thuộc các loại sau:
  • Đa dạng hóa ngành/lĩnh vực hoạt động
  • Gia tăng hiệu quả
  • Tận dụng nguồn lực
  • R&D/Bằng sáng chế
  • Mở rộng quy mô
  • Mở rộng phạm vi chiếm lĩnh
  • Chuyển đổi mô hình kinh doanh
Hãy bình tĩnh xem xét một mục tiêu nhất định và đánh giá nó trước khi ra quyết định.

2. Xác định các tiêu chí tìm kiếm

  • Bạn sẵn sàng (và quan trọng hơn là: có thể) chi bao nhiêu để mua lại một doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp đó hoạt động ở những thị trường nào?
  • Doanh nghiệp đó sở hữu loại cơ sở khách hàng nào?
  • Bạn đang tìm kiếm các nguồn lực cộng hưởng nào từ công ty mục tiêu, nếu có?
Bạn càng hỏi nhiều câu hỏi về công ty trước khi bắt đầu tìm kiếm, việc tìm kiếm ở giai đoạn sau sẽ càng hiệu quả.
Một điều quan trọng nhất là bạn phải thiết lập các tiêu chí tài chính (số tiền bạn có thể chi và tình hình tài chính của công ty mục tiêu) trước khi bắt đầu.

3. Nghiên cứu và tìm kiếm

Lợi ích của việc dành thời gian trên các cơ sở dữ liệu hoặc mạng lưới thông tin, ngoài việc giúp bạn tìm thấy những công ty bạn đang tìm kiếm, còn cho phép bạn so sánh những gì có trên thị trường và phạm vi giá mục tiêu của bạn.

4. Điều tra trước

Tại bước này, Luật sư của bạn có thể làm việc với Ngân hàng hoặc các bên liên quan để kiểm tra một số thông tin và lịch sử tình hình tài chính, pháp lý của công ty mục tiêu.
Bước này cũng có thể tiến hành việc ký kết NDA và thẩm tra sợ bộ nếu Luật sư của bạn thảo luận với công ty mục tiêu khiến họ thấy đủ sẵn sàng.

5. Tiến hành các cuộc họp

Ngoài lần tiếp cận đầu tiên đó, các cuộc họp giới thiệu cho bạn cơ hội gặp gỡ chủ sở hữu của doanh nghiệp mục tiêu và từ đó làm cơ sở để thu thập được các báo cáo về công ty mục tiêu.
Ngoài ra, các cuộc họp này cũng có thể được coi là cơ hội để tìm hiểu văn hóa của công ty, tình hình hoạt động thực tế, tình trạng nhân viên, …

6. Đưa ra đề nghị mua

Nội dung quan trọng trong một đề nghị mua chính là giá chào mua. Một mức giá sau khi đã được bạn so sách EBITDA của các Công ty tương tự trên thị trường và bối cảnh của bên bán, để đảm bảo rằng bên bán sẽ không cảm thấy giá mua đề nghị quá thấp và không còn hứng thú để tiếp tục giao dịch.

7. Due Diligence

Giả sử chủ sở hữu chấp nhận đề nghị không ràng buộc, thì giai đoạn tiếp theo chính là giai đoạn thẩm định.
Tùy thuộc vào quy mô của công ty, quá trình này có thể mất từ một vài tuần đến ba tháng, thậm chí có thể mất hàng năm. 
Đây là cơ hội để bạn xem xét kỹ lưỡng và đưa ra các đánh giá đúng đắn nhất về công ty mục tiêu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn tìm ra các cơ sở sử dụng cho việc đàm phám.
Để tìm hiểu về các thông tin khuyến nghị cần xem xét trong giai đoạn thẩm định, bạn có thể tham khảo bài viết: 
Danh sách thẩm định và cách chuẩn bị khi mua một doanh nghiệp (M&A)

8. Đóng giao dịch

Để kết thúc giao dịch, bạn sẽ cần một số hỗ trợ từ luật sư của bạn để tổng hợp các tài liệu mà bạn yêu cầu:
  • Thỏa thuận giao dịch hợp tác chẳng hạn như thỏa thuận mua cổ phần
  • Ý kiến pháp lý
  • Phê duyệt quy định
  • Bằng chứng về sự đồng ý của bên thứ ba (nếu có)
  • Các thỏa thuận phụ trợ
  • Đề nghị ràng buộc
  • Điều khoản thanh toán
Nếu bạn đã đạt đến giai đoạn này mà không gặp bất kỳ trục trặc nào, thì giai đoạn tích hợp có thể bắt đầu một cách nghiêm túc. 

Tham khảo: Danh sách các vấn đề tích hợp cần xem xét để thực hiện thuận lợi quá trình này. 

Thông thường, mất vài tháng đến hàng năm cho toàn bộ quá trình, nhưng quá trình tích hợp lại có thể mất nhiều thời gian hơn. 
Thời gian hoàn thất một thương vụ M&A nhanh hay lâu phụ thuộc vào:
  • Mong muốn của bên mua nhanh chóng kết thúc giao dịch
  • Khả năng tạo ra sự cạnh tranh của bên bán
  • Quy mô của các công ty
  • Sự tham gia của các Luật sư cố vấn M&A và Chuyên gia tài chính (họ có xu hướng đẩy nhanh quá trình)
  • Sự chuẩn bị của cả bên mua và bên bán (danh sách kiểm tra có được tạo không, thông tin chính có sẵn không?)
Đại dịch Covid đang diễn ra và chưa có hồi kết được xác định có thể trở thành cơ sở cho một làn sóng M&A trong thời gian tới. Việc có chiến lược ngay từ đầu và thực hiện cẩn trọng từng bước trong quá trình có thể cho bạn những cơ hội tốt hơn để đạt được các giao dịch M&A thành công.

Trần Kiên – CEO of LETO Strategic Solutions

Để tìm hiểu sâu hơn về việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp, cũng như bổ sung kiến thức về M&ANhân sựPháp lý doanh nghiệpKiểm soát tuân thủ bạn có thể tham khảo các chương trình đào tạo tại LETO Academy và các bài viết của chuyên gia về mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại LETO Insights:

  1. 20 vấn đề chính due diligence trong giao dịch M&A
  2. Cấu trúc Thỏa thuận M&A
  3. Các bước trong quy trình M&A
  4. Hướng dẫn toàn diện quy trình M&A cho Bên mua và Bên bán
  5. Tổng quan về quy trình Mua bán Sáp nhập Doanh nghiệp
  6. 12 điều cần cân nhắc khi bán công ty
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang