Thông tư 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực vào ngày 27/9/2020 có nhiều điểm mới về vấn đề thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Quy định này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên khác thực hiện cơ chế thí điểm và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế AWSC.
Cơ chế AWSC là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Theo đó, thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Bên cạnh các quy định nêu trên, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC nếu đáp ứng các quy định sau:
Như vậy, so với trước đây, quy định mới đã bổ sung thêm điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận để thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Thương nhân đáp ứng điều kiện đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống eCoSys - Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://www.ecosys.gov.vn mà không cần nộp hồ sơ qua bưu điện như trước đây.
Đáng lưu ý, hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận gồm:
Về quy trình xử lý hồ sơ cũng được sửa đổi theo hướng tối ưu hóa thời gian và trình tự, thủ tục cho doanh nghiệp:
- Việc kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân được thực hiện sau khi hồ sơ được Cục Xuất nhập khẩu thông báo đầy đủ và hợp lệ.
- Thời gian xử lý hồ sơ được rút ngắn từ 05 ngày làm việc còn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu thông báo trên Hệ thống eCoSys; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, đề nghị thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đề nghị tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân xuất khẩu.
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Xuất nhập cảnh, tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân hoặc của nhà sản xuất liên quan.
Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân, tổ chức cấp C/O cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống eCoSys.
Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cấp C/O cập nhật kết quả kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân phù hợp theo quy định, Cục Xuất nhập cảnh xem xét, cấp Văn bản chấp thuận kèm theo mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân. Trường hợp không cấp Văn bản chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân đối với Nhà xuất khẩu đủ điều kiện đã tham gia cơ chế thí điểm.
Tải toàn văn văn bản quy định về thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN cả bản Tiếng Anh và tiếng Việt dưới đây.
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Address: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation
#RiskManagement #Compliance #LegalHR