MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

03 hoạt động quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch kinh doanh

Cập nhật:25/06/2020
Lượt xem:1737
Kế hoạch kinh doanh không phải là một thứ chỉ dành cho các công ty khởi nghiệp hay các công ty xây dựng ra nó phục vụ cho việc gọi vốn. Sự thật là nó có vai trò quan trọng với bất cứ ai hoặc đội nhóm nào khởi sự kinh doanh hoặc các công ty đã thành lập và đang hoạt động ở mọi giai đoạn.
Trên thực tế, bản kế hoạch kinh doanh không phải lúc nào cũng phải là một bản chi tiết xây dựng cho một tiến trình dài hạn. Nó có thể là một bản kế hoạch kinh doanh tinh gọn được xây dựng cho từng giai đoạn ngắn hạn (tháng/quý) và có thể điều chỉnh ở cuối mỗi giai đoạn để phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.
Có khoảng 10 lợi ích rất rõ rệt khi bạn nghiêm túc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh cho Dự án của mình hoặc đội nhóm của bạn: 

1. Xem lại tổng thể mô hình kinh doanh

Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn kết nối các điểm nút trong Mô hình kinh doanh của mình hoặc Doanh nghiệp của mình, để từ đó, đánh giá lại chiến lược xây dựng, vận hành và bán hàng. 
Trong giai đoạn xây dựng kế hoạch kinh doanh, hàng loạt các câu hỏi liên quan đến chiến lược và mô hình sẽ tái hiện lại với bạn, như là:
  • Chi phí bán hàng sẽ là bao nhiêu?
  • Cần bao nhiêu tiền cho ngân sách marketing?
  • Chi phí bán hàng đó sẽ mang lại bao nhiêu khách hàng?
  • Điểm hòa vốn nằm ở đâu?
  • Sản phẩm của bạn có thực sự giải quyết được vấn đề của thị trường không?
  • Nó có phù hợp với mục tiêu kinh doanh và giá trị cốt lõi bạn mang lại cho khách hàng không?
  • Bạn cần bao nhiêu tiền cho vốn lưu động?
Việc lập kế hoạch kinh doanh, cũng giống như bạn dừng lại một bước để nhìn nhận bức tranh một cách tổng thể.

2. Nhìn nhận rõ các trọng tâm mang tính chiến lược

Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ một lần nữa nhìn nhận và đánh giá về định vị dự kiến cho thương hiệu của mình, xác định các thị trường mục tiêu và các sản phẩm chủ lực.

3. Thiết lập các ưu tiên

Hành trình xây dựng cơ đồ có đến cả ti tỉ việc cần phải làm, thậm chí là liên tục xuất hiện các hành động cần thiết trong hành trình. Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn xác định được những việc đúng đắn, cần thiết hoặc cấp bách để từ đó, phân bổ nguồn lực và các tài nguyên bạn có một cách có chiến lược rõ ràng!

4. Quản trị sự thay đổi

Việc lập kế hoạch kinh doanh cũng giúp bạn xác định được các giả định có thể xảy ra trong quá trình vận hành, để từ đó, có sẵn các phương án xử lý phù hợp. Đôi khi, sự thay đổi giả định thường ở dạng đơn giản nhất là YES/NO. Có nghĩa là: Nếu vậy thì sao? Nếu không vậy thì sao? Nếu khách hàng mua hàng rồi thì sao? Và nếu khách hàng chưa mua hàng thì sao? ...

5. Làm rõ và gia tăng tính trách nhiệm với công việc

Trong quá trình xây dựng Kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ xác định được các vùng công việc cũng như các kết quả mục tiêu. Điều này giúp bạn đánh giá được sự đúng đắn trong các hành động vận hành và đồng thời, đánh giá được hiệu quả của quá trình thực hiện kế hoạch. Các số liệu kết quả luôn là nguồn dữ liệu quan trọng để bạn ra quyết định cho các hoạt động của giai đoạn tiếp theo.

6. Quản lý dòng tiền

Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn quản lý tốt dòng tiền. Không phải lúc nào cũng chỉ nhìn lợi nhuận là đủ. Nghiêm túc lập kế hoạch kinh doanh sẽ đưa bạn đến các suy nghĩ kỹ lưỡng về tài chính, xác định điểm hòa vốn, dự phòng các trường hợp khách hàng chậm trả hoặc hàng tồn kho dư thừa.

7. Nhìn nhận sự liên kết giữa vận hành với chiến lược

Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn thấy được các hành động cụ thể hàng ngày có đang hướng tới thực hiện mục tiêu không? chúng có phù hợp với các chiến thuật sẽ áp dụng không? các chiến thuật có phù hợp với chiến thuật tổng thể không? Nếu câu trả lời là không, thì đây rõ ràng chưa phải lúc bạn hành động. Cần xem lại mô hình kinh doanh (business modal) của mình.

8. Xác định các cột mốc quan trọng

Kế hoạch kinh doanh tốt sẽ thể hiện được rõ các mục tiêu quan trọng. Đây chính là các cột mốc để tạo động lực và giúp đội ngũ của bạn luôn có đích hướng tới. Các cột mốc chính là các mục tiêu bạn muốn đạt được, như mức doanh số mục tiêu, số điểm bán hàng sẽ mở, số nhân viên sẽ có,...

9. Xác định được các số liệu rõ ràng

Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn xác định được các chỉ số và hiệu suất. Từ đó đánh giá kế hoạch và kết quả đạt được.

10. Lời nhắc nhở thường xuyên

Trong quá trình vận hành, rất nhiều chuyện sẽ xảy ra, hoặc khiến bạn phân tâm, hoặc khiến bạn bị cám dỗ, vì vì thế, các hoạt động có thể bị lệch hướng và bạn sẽ quên mất mình đang làm gì và cần phải làm gì? Nếu có sẵn một bản kế hoạch kinh doanh, thì bạn chỉ cần nhìn lại nó, nhìn vào nó hàng ngày, như một lời nhắc nhở về những gì bạn cần phải làm.

Trong suốt quá trình nhiều năm xây dựng, phát triển các dự án nội bộ của LETO và mentor/đầu tư vào nhiều dự án, chúng tôi phát hiện ra có 03 hành động rất quan trọng để xây dựng một kế hoạch kinh doanh bài bản và hiệu quả:

1. Trả lời câu hỏi Where? Why? How?

Có nhiều cách để tạo một Kế hoạch kinh doanh, nhưng ở cấp độ cơ bản, Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ trả lời 3 câu hỏi chính hàng đầu sau đây:
  • Bạn muốn đi đến đâu?
  • Tại sao?
  • Bạn sẽ đạt được điều đó như thế nào?

2. Xác định cấu trúc tốt:

Phần lớn thời gian khi xây dựng Kế hoạch kinh doanh nằm ở việc xác định các phần sẽ có trong bản kế hoạch. Sau đó, ở mỗi phần, bạn lại tiếp tục trả lời 03 câu hỏi chính trên đây (tối thiểu). 
Tuy nhiên, qua kinh nghiệm nhiều năm, chúng tôi thấy rằng một bản kế hoạch kinh doanh thành công thường có các phần chính sau đây:
  • Mô hình điều hành
  • Vấn đề phải giải quyết và giải pháp
  • Nhiệm vụ, Tầm nhìn và Mục tiêu chiến lược
  • Thị trường mục tiêu
  • Phân tích thị trường
  • Phân tích đối thủ
  • Kế hoạch Marketing
  • Cơ cấu tổ chức
  • Kế hoạch tài chính
  • Các bước đi tiếp theo

3. Kiếm tra lại các giả định rủi ro có thể xảy ra

Việc giả định các rủi ro này phần lớn là đặt ra các tình huống "SAI THÌ SAO?"
Sẽ là tốt nhất nếu bạn thực hiện các khảo sát (survey) để xác định được phản hồi thực tế từ thị trường. Và nếu các giả định rủi ro có vẻ đúng, thì bạn cần điều chỉnh lại hoặc làm lại kế hoạch kinh doanh của mình.  
Nếu những giả định rủi ro nhất là đúng, thì bạn thực sự cần xem lại ý tưởng kinh doanh của mình, thậm chí là bỏ và tìm ý tưởng khác. 
Việc làm này giúp bạn nhanh chóng thất bại (nếu ý tưởng là thất bại), học hỏi đúc rút kinh nghiệm và làm lại. Thay vì mất quá nhiều thời gian, nỗ lực và hy sinh, để rồi mới thất bại. 
Điều này đặc biệt thường thấy ở các Tech Startup. Nhiều đội nhóm đã mất 6 tháng đến 1 năm, thậm chí nhiều thời gian hơn, cho việc tinh chỉnh một nền tảng (platform) hoặc ứng dụng (app) mà không xác định rõ ràng về nó và sự phù hợp với thị trường ngay từ đầu. Họ thường kết thúc bằng kết cục: Có một nền tảng đẹp hoặc một ứng dụng tốt, nhưng ...không có khách hàng!
Nếu bạn muốn được hướng dẫn làm Bản kế hoạch kinh doanh, hoặc muốn có một bản mẫu, hoặc muốn được Mentor cho Ý tưởng của mình, hãy liên hệ tới LETO. Chúng tôi sẽ giúp bạn!
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang