MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

Kiểm soát tuân thủ và Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp

Cập nhật:27/07/2020
Lượt xem:6344

Kiểm soát tuân thủ đóng một vài trò quan trọng trong việc quản trị rủi ro của Doanh nghiệp. Nó nên được xếp vào danh sách các việc ưu tiên hàng đầu của một doanh nghiệp, không thua kém việc bán hàng, kinh doanh hay quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp.
Để hoạt động kiểm soát tuân thủ thể hiện được đúng vai trò của mình với hiệu quả vận hành của Doanh nghiệp, nó cần được hậu thuẫn bởi một số thứ sau:
  • Doanh nghiệp có một tổ chức vận hành hợp lý. Trong đó, Hội đồng quản trị hay đội ngũ Ban lãnh đạo phải thực sự có nhận thức nghiêm túc về Quy chế, Chính sách nội bộ Doanh nghiệp và có ý thức trong việc điều hành Doanh nghiệp của mình tuân thủ các Quy định của Pháp luật và Chính sách nội bộ. 
  • Doanh nghiệp cần nghiêm túc thiết lập các tiêu chuẩn, xây dựng hệ thống Quy chế, Quy trình quản trị và Nội quy chi tiết cho từng Bộ phận/Vị trí làm việc và các nhánh việc. Quy chế và Quy trình quản trị nội bộ ngoài việc tối ưu trải nghiệm nhân viên, dễ dàng thực hiện, tinh gọn để tối ưu hiệu suất thì còn cần dễ dàng phát hiện lỗi khi có vấn đề xảy ra.
  • Tổ chức đào tạo, tập huấn và giao tiếp định kỳ về nội dung, tinh thần của Quy chế, Chính sách nội bộ nhằm đảm bảo rằng các Bộ phận/Vị trí/Nhân sự đều hiểu biết đầy đủ về những việc mình phải làm/nên làm/không được làm.
  • Xây dựng các chính sách khuyến khích và kỷ luật phù hợp để thúc đẩy và thực thi các Chính sách nội bộ của Doanh nghiệp.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các Quy tắc ứng xử phù hợp để ngăn chặn các hành vi trả thù, mâu thuẫn giữa các Nhân sự/Bộ phận với Bộ phận/Chuyên viên kiểm soát tuân thủ.
  • Cải tạo Quy chế/Chính sách nội bộ không ngừng trên cơ sở phát hiện và đánh giá lỗi đã hình thành để giảm thiểu khả năng phát sinh lỗi tương đương trong quy trình.
  • Bộ phận tuân thủ cũng phải được trao các nguồn lực đầy đủ và các quyền hạn phù hợp để truy cập vào các sổ sách, tài liệu, báo cáo, hồ sơ của nhân viên và các bộ phận có liên quan tướng ứng với phần phạm vi kiểm soát được giao phó.
  • Một quy trình và bộ phận kiểm soát tuân thủ hiệu quả không chỉ giúp Doanh nghiệp vận hành ổn định, tuân thủ đúng các chính sách, quy trình đã đặt ra, mà còn có thể giúp Doanh nghiệp loại trừ được các rủi ro pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kinh doanh.
  • Trong trường hợp Doanh nghiệp của bạn còn nhỏ và chưa sẵn sàng kinh phí để xây dựng một Bô phận kiểm soát tuân thủ, hoặc thậm chí, còn chưa xây dựng chuẩn chỉnh hệ thống Quy chế, Quy trình quản trị nội bộ, bạn cũng có thể tham khảo về Phòng pháp chế thuê ngoài LETO với chi phí tối ưu dành cho bạn!

Khung và Quy trình quản trị rủi ro

Đây là thứ không thể thiếu trong kiểm soát tuân thủ, mà nhờ nó, Bộ phận kiểm soát tuân thủ xác định được rõ phạm vi kiểm soát rủi ro cần được bao quát. Tất nhiên, kiểm soát rủi ro không có nghĩa là loại bỏ rủi ro. Nó giúp giảm thiểu xác suất rủi ro xảy ra, và giúp Doanh nghiệp có kế hoạch phù hợp để sẵn sàng hành động khi rủi ro thực sự xảy ra.

Quy trình quản trị rủi ro

Quy trình này nhằm đánh ra, nhận định/dự báo các rủi ro mà Doanh nghiệp phải đối mặt, thường bao gồm các bước sau:
  • Xác định rủi ro
  • Đo lường thông qua đánh giá sức ảnh hưởng của rủi ro
  • Xác định xác suất rủi ro xảy ra trên cơ sở các hành động hiện tại
  • Kiểm soát các hành động tiếp theo để giảm thiểu tối đa khả năng rủi ro xảy ra
  • Giám sát hành động liên tục

Một số lưu ý cần thiết bao gồm:

Kiểm soát tuân thủ không đồng nhất với Kiểm soát rủi ro. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro. Và về bản chất, kiểm soát tuân thủ bao gồm cả kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp.
Đánh giá được tất cả rủi ro là chuyện gần như không tưởng. Đừng cầu toàn trong việc đánh giá rủi ro. Hãy xác định các rủi ro có thể thấy ngay và bổ sung nó khi định kỳ xem xét lại.
Các rủi ro Doanh nghiệp gặp phải, phần lớn gắn liền với các hoạt động của Doanh nghiệp. Một số rủi ro không gắn liền mà luôn hiện hữu như: Thay đổi chính sách pháp luật, Lộ thông tin thương mại, Khủng hoảng truyền thông, …
Các rủi ro khác có thể gắn liền với đặc thù ngành như Ngân hàng thì luôn đối diện với rủi ro tín dụng, thanh khoản, thị trường, mô hình; Doanh nghiệp khai thác than hoặc gỗ thì đối diện với rủi ro biến động môi trường, chính trị, …
Việc đo lường rủi ro bản chất là việc đánh giá mức độ thiệt hại cho Doanh nghiệp khu rủi ro xảy ra. Đo lường có thể thực hiện thông qua phương pháp đặt câu hỏi, thống kê và trả lời.
  • Khả năng rủi ro X xảy ra lầ bao nhiêu %? Tại sao?
  • Nếu nó xảy ra, nó sẽ có tác động như thế nào?
  • Làm thế nào để kiểm soát nó?
  • Nó có thể được loại bỏ không? Bằng cách nào (Nếu có)?
  • Cần những hành động gì hàng ngày để ngăn chặn nó? 
  • Có cần đào tạo gì cho nhân viên/bộ phận liên quan về rủi ro này không? Như thế nào?
Thông qua việc đặt các câu hỏi và giải quyết chúng, dần dần, bạn sẽ kiểm soát được rủi ro X này và từ đó có các biện pháp tăng cường tuân thủ.
Một khi các kế hoạch dự phòng đã được thực hiện, chúng phải được giám sát liên tục và theo dõi đánh giá kết quả trong việc loại bỏ/ngăn chặn/giảm thiểu rủi ro. Trong toàn bộ quá trình này, bộ phận kiểm soát tuân thủ phải báo cáo liên tục tới cấp trên hoặc cấp lãnh đạo để họ ra các quyết định quản trị hiệu quả.
Để trở thành một Chuyên viên Kiểm soát tuân thủ, bạn thường được yêu cầu là Cử nhân chuyên ngành Luật/Tài chính/Ngân hàng/Kinh tế/Thương mại và:
Có tính tỉ mỉ, cẩn trọng vì công việc liên quan đến các Quy định, Chính sách, bao gồm cả chính sách pháp luật;
Có khả năng lên nội dung, kế hoạch, kèm sự hướng dẫn chi tiết để các bộ phận khác theo dõi, thực hành theo và đảm bảo được tính tuân thủ với các chính sách, quy định của pháp luật, của công ty/Tập đoàn;
Có tư duy tốt, nhạy bén, để có thể rà soát, phát hiện ra các lỗi, vi phạm trong các hoạt động, quy trình,... để bảo đảm mọi hoạt động, sổ sách tài liệu,... đều tuân thủ với Quy định của Pháp luật, Công ty và giảm thiểu tối đa rủi ro ngoài ý muốn.
Tham khảo thêm 10 kỹ năng quan trọng của Nhân viên kiểm soát tuân thủ 
--- Trần Kiên - Luật sư Điều hành ---
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR #Pháp_chế_doanh_nghiệp
Giới thiệu LETO tại đây!
Các chương trình đào tạo tại LETO tại đây!
Liên hệ với LETO qua Facebook: Công ty Luật LETO
Kênh video tư vấn pháp luật miễn phí: Youtube LETO
Bộ tài liệu pháp lý và quản trị nội bộ Doanh nghiệp: Tài liệu pháp chế
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang