Từ việc sản phẩm thiếu sự phù hợp với thị trường cho đến sự bất hòa trong nhóm sáng lập, tôi đã phân tích 12 lý do hàng đầu khiến startup thất bại bằng cách phân tích trên chính các trường hợp mình đã tư vấn trong suốt hơn 10 năm qua.
Rất nhiều người khởi nghiệp bắt đầu xuất phát với ước mơ hoài bão, nỗ lực tiến bước trong hành trình và kết thúc bằng thất bại thảm hại. Với nhiều người đã từng trải qua điều này, họ nhận ra quá trình khởi nghiệp như những lần hành xác. Và với nhiều người trong số đó, thật không may, sự hành hành xác đó thậm chí còn bị lặp lại nhiều lần với họ.
Tôi tin rằng bài viết này cũng có thể gợi ý nhiều bài học cho bất ai trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đang dự định hoặc đang bước vào hành trình Startup của mình.
12. Thiếu đam mê
Trên thực tế thì thiếu đam mê không phải là những điều trực tiếp gây ra sự thất bại. Tuy nhiên, bởi những điều này, khi đứng trước một hành trình khởi nghiệp khó mà bạn:
- Khó tạo ra được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống,
- Thiếu người đồng hành tốt,
- Vùi mình quá nhiều thời gian mỗi ngày cho một núi việc,
Chúng làm bạn kiệt sức!
Trong nhiều trường hợp, cũng bởi sự thiếu đam mê, mà đội nhóm của bạn dần tan rã khi công ty không đạt được sự tăng trưởng lớn như kỳ vọng hoặc các thành viên nhóm sáng lập không quan tâm đến việc điều hành doanh nghiệp. Thậm chí, nhóm sáng lập sẵn sàng đóng cửa những gì đang làm chỉ đơn giản vì đột nhiên muốn làm một thứ gì đó mới.
11. Định hướng bị xoay chuyển theo chiều hướng tồi tệ hơn
Trong một số trường hợp, dự án khởi nghiệp hướng đến cho ra đời sản phẩm A và đang dần định vị mình trở thành một đối thủ cạnh tranh đang chú ý của hãng tương tự. Nhưng bởi sự tự tin việc chiếm lĩnh thị trường, nhóm sáng lập quyết định công bố việc sẽ sản xuất thêm sản phẩm AB. Và sự chuyển hướng này đã chính thức đánh dấu cho quá trình sụp đổ do phân tán nguồn lực và làm tan rã hiệu ứng định vị thị trường. Mất đi vị thế cạnh tranh của dòng sản phẩm A đang gây dựng được.
Cũng với lý do này, nhiều Startup công nghệ khi gặp các biến cố xã hội (như dịch Covid), đã quyết định thay đổi phân khúc khách hàng của mình, từ việc tập trung vào trực tiếp người dùng và khách hàng nhỏ chuyển hướng sang tập trung vào phân khúc khách hàng lớn. Vì quyết định này của nhóm điều hành mà các nhà đầu tư đã dừng đầu tư tiếp vì nó không đúng theo hướng đi ban đầu đã thiết lập. Nhiều công ty đã phải đóng cửa khi nhà đầu tư từ chối rót thêm vốn.
10. Xung đột và bất hòa giữa nhóm sáng lập hoặc các nhà đầu tư
Bất hòa với người đồng sáng lập là một vấn đề nghiêm trọng đối với các công ty khởi nghiệp. Và mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi sự bất hòa và xung đột không chỉ nằm trong phạm vi nhóm sáng lập mà xảy ra với cả hội đồng quản trị và các nhà đầu tư.
Đển hình là nhiều công ty công nghệ còn gặp những làn sóng khó khăn khi Giám đốc công nghệ hoặc người phụ trách kỹ thuật chính, hoặc giám đốc marketing của họ rời đi. Điều này có thể kéo theo các đợt sa thải khiến số nhân viên giảm đáng kể.
Sự kết thúc của Startup con lặng lẽ hơn khi các nhà đầu tư dần mất đi niềm tin vào năng lực thực thi của công ty. Họ không còn niềm tin rằng nhóm sáng lập có khả năng xây dựng hệ thống và kiếm đủ tiền để công ty phục vụ vào một thị trường ngách.
9. Sản phẩm kém
Quá trình ý tưởng đã hứa hẹn về một sản phẩm tiềm năng và hữu ích. Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm cuối cùng ra đời lại không đạt được như những gì đã hứa hẹn. Đôi khi, tất cả đều phụ thuộc vào sản phẩm và một sai sót có thể nhấn chìm cả công ty.
Thật tồi tệ khi Startup của bạn bỏ qua hoặc không đáp ứng được những gì thị trường muốn và cần, dù là vô tình hay cố ý.
8. Sản phẩm ra đời không đúng thời điểm
Nếu sản phẩm của bạn ra đời quá sớm, người tiêu dùng thậm chí có thể đánh giá nó bị lỗi, và tất nhiên, sau đó sẽ rất khó để lấy lại ấn tượng tích cực của họ.
Nếu sản phẩm của bạn ra đời quá muộn, bạn đã bỏ lỡ cơ hội.
7. Một đội nhóm chưa đủ tốt
Một nhóm đa dạng với các bộ kỹ năng khác nhau thường được coi là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của một công ty.
Nhiều đội nhóm thiếu các năng lực lõi để phát triển một công ty. Trong nhiều trường hợp, sự thiếu kinh nghiệm, kết hợp với quản lý yếu kém, là một trong những yếu tố cơ bản đằng sau sự sụp đổ.
Nhiều startup thất bại đã ước rằng mình đã có một CTO hoặc CFO ngay từ đầu.
6. Định giá sản phẩm
Định giá là một nghệ thuật khi đề cập đến thành công của startup, và sau thất bại, nhiều startup thấy rằng mình đã thực sự khó khăn trong việc định giá một sản phẩm đủ cao để bù đắp chi phí nhưng đủ thấp để mang lại khách hàng.
Nhiều Startup đã phải vật lộn để tìm ra sự cân bằng phù hợp trong nỗ lực sản xuất sản phẩm chất lượng cao và không làm đẩy cơ cấu giá vốn sản phẩm. Đôi khi, mục tiêu làm cho khách hàng yêu mến và mục tiêu tạo ra lợi nhuận cần thiết lại chỉ ra các kế hoạch hành động ngược nhau. Một sản phẩm chất lượng cao có thể đòi hỏi nguồn chi phí vượt quá những gì khách hàng có thể trả cho nó.
5. Thách thức về chính sách và pháp lý
Đôi khi một Startup nỗ lực phát triển một ý tưởng sáng tạo, nhưng khi chuẩn bị ra thị trường thì chính sự phức tạp về mặt pháp lý lại có thể dập tắt nó.
Điều này đòi hỏi Startup nên cập nhật chính sách và pháp lý ngay từ những giai đoạn đầu và tham khảo các dự báo về điều chỉnh chính sách trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình product lauching.
Tham khảo khóa học: Bậc thầy pháp lý quản trị công ty tại LETO Academy. Tải Brochure khóa học ngay dưới bài viết này.
4. Mô hình kinh doanh sai
Hầu hết những người sáng lập thất bại đều đồng ý rằng mô hình kinh doanh là quan trọng - việc chỉ tập trung vào một kênh duy nhất hoặc không tìm ra cách kiếm tiền trên quy mô thị trường lớn khiến các nhà đầu tư do dự và những người sáng lập không thể tận dụng bất kỳ nguồn lực xã hội nào làm đòn bẩy.
Một số mô hình kinh doanh thiếu sự linh hoạt và khi gặp phải biến động thị trường, công ty đã không thay đổi đủ nhanh theo sự biến động đó.
3. Sự cạnh tranh
Mặc dù rất nhiều người mới khởi nghiệp không chú ý đến sự cạnh tranh, nhưng thực tế là một khi một ý tưởng trở nên hot hoặc được thị trường chứng thực, nhiều người khác có thể cố gắng tận dụng cơ hội.
Phớt lờ sự cạnh tranh cũng là một công thức dẫn đến thất bại. Điều này thể hiện ở việc phân tích đối thủ cạnh tranh ngay từ đầu đã không đúng phương pháp, dẫn đến đánh giá không đúng về thực trạng và nguồn lực của các đối thủ. Hoặc các nhà sáng lập đã không quan tâm đến việc phân tích và đánh giá kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh do quá tự tin vào ý tưởng sản phẩm của mình.
Một khía cạnh khác, việc bảo vệ ý tưởng, bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cũng không được đặt lên danh mục ưu tiên cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều hoạt động xâm phạm tiềm ẩn mà khi nó xảy ra, các nhà sáng lập không đủ năng lực để xử lý xâm phạm.
2. Không giải quyết đúng nhu cầu thị trường
Nhiều startup ra đời trên cơ sở nhóm sáng lập thực hiện những ý tưởng vì họ thích và họ tin thay vì thực hiện những gì thị trường cần.
Không giải quyết được tốt vấn đề của thị trường là một trong những cách dễ nhất để đưa một startup đến thất bại.
1. Hết tiền/Không huy động được thêm vốn mới
Tiền bạc và thời gian là hữu hạn và cần được phân bổ một cách thận trọng. Đối với các công ty khởi nghiệp, cạn kiệt tiền mặt - gắn liền với việc không có khả năng đảm bảo tài chính/lãi suất chi trả cho nhà đầu tư là lý do hàng đầu khiến các công ty khởi nghiệp thất bại.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc khởi sự kinh doanh bạn có thể tham khảo thêm các viết của chuyên gia tại LETO Insights:
- 03 hoạt động quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch kinh doanh
- Những rủi ro pháp lý cơ bản nhất một doanh nghiệp phải đối mặt và vai trò của Pháp chế trong việc xử lý
- Hướng dẫn toàn diện quy trình M&A cho Bên mua và Bên bán
- Những người đồng sáng lập có cần "nhẫn đính hôn" không?
- 08 lời khuyên hàng đầu để biến doanh nghiệp của bạn thành hệ thống nhượng quyền
- Sở hữu trí tuệ với SMEs
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website:
https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A
#Analytics #Operation #Transformation
#RiskManagement #Compliance #LegalHR