Năm 2019, Bộ Y tế mới ban hành quyết định hướng dẫn nội dung thực hành cho đối tượng hành nghề y học cổ truyền để cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền, quy định tại quyết định số 2073/QĐ-BYT ngày 29/3/2018,
Luật LETO xin được giới thiệu với bạn đọc một số vấn đề cơ bản sau:
Quy định đối với Bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền
- Thời gian thực hành: 18 tháng.
Trong thời gian thực hành, bác sĩ y học cổ truyền cần đạt được về trình độ về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, mối quan hệ giữa người thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh, đồng nghiệp đảm bảo đúng quy định.
- Nội dung thực hành, bao gồm:
+ Hồi sức cấp cứu: 03 tháng
+ Bệnh học và các phương pháp không dùng thuốc: 12 tháng
+ Dược cổ truyền: 03 tháng
- Trong quá trình thực hành bệnh học và phương pháp không dùng thuốc cần chú trọng những danh mục bệnh sau:
Gồm 77 nhóm bệnh và 05 nội dung về dược liệu.(Có chi tiết kèm theo)
Quy định đối với Y sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, Y sĩ định hướng y học cổ truyền
- Thời gian thực hành: 12 tháng.
Trong thời gian thực hành sĩ y học cổ truyền cần đạt được về trình độ về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, mối quan hệ giữa người thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh, đồng nghiệp đảm bảo đúng quy định.
- Nội dung thực hành, bao gồm:
+ Bệnh học và các phương pháp không dùng thuốc: 10 tháng
+ Dược cổ truyền: 02 tháng
- Trong quá trình thực hành bệnh học và phương pháp không dùng thuốc cần chú trọng những danh mục bệnh sau:
Gồm 50 danh mục bệnh và 03 năng lực cần đạt về dược cổ truyền (Có chi tiết kèm theo)
Quyết định số 2073/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ 29/03/2019.
--- Tô Đức Nghĩa - Ban biên tập LETO ---
Click TẢI VỀ để xem chi tiết các điều kiện áp dụng: