MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

Tổng quan về PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP

Cập nhật:18/01/2021
Lượt xem:2425
Có quá nhiều bạn sinh viên, cử nhân có niềm đam mê lớn với nghề Pháp chế Doanh nghiệp nhưng lại không thể định vị hay có cái nhìn tổng quan về nghề. Rất nhiều câu hỏi đặt ra như:
  • Pháp chế Doanh nghiệp là gì?
  • Pháp chế Doanh nghiệp làm những việc cụ thể gì?
  • Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì?
  • Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp là gì?
Vì vậy, trong bài viết này, LETO sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn tổng quán, giúp các bạn hiểu một cách cơ bản và tương đối đầy đủ về nghề Pháp chế Doanh nghiệp.

Pháp chế Doanh nghiệp là gì?

Chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp diễn giải từ phạm trù thành khái niệm để giúp các bạn hiểu Pháp chế Doanh nghiệp là gì? Cụ thể như sau:

Pháp Chế Doanh nghiệp
Pháp: là luật, là quy tắc, quy định
Chế: bao hàm nghĩa là “tạo ra” và nghĩa là “điều tiết, kiểm soát”

Như vậy, vị trí Pháp chế Doanh nghiệp là vị trí có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ Doanh nghiệp, và điều tiết, kiểm soát hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định, quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh
Cũng từ khái niệm trên, chúng ta cũng có thể tiếp tục trả lời cho câu hỏi:

Cán bộ Pháp chế Doanh nghiệp cần làm những việc cụ thể gì?

1. Với vai trò “tạo ra”:

Người pháp chế doanh nghiệp là người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong Doanh nghiệp. Chức năng xây dựng ở đây không chỉ dừng lại ở việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ, mà còn bao gồm việc tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản này trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
Các văn bản pháp lý nội bộ của Doanh nghiệp có thể gồm: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, Các Quyết định, Thông báo, Biên bản họp của Lãnh đạo công ty và các phòng ban trong công ty,…

2. Với vai trò “điều tiết, kiểm soát”:

Người pháp chế doanh nghiệp là người có vai trò:
  • Giám sát, kiểm soát các hoạt động của các bộ phận trong Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các Quy định, Quy chế nội bộ của Doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn Tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
  • Giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.
  • Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
  • Giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì?

Không phải ở trường hợp nào, vai trò pháp chế doanh nghiệp cũng chỉ do một người đảm nhiệm. Thông thường, Doanh nghiệp sẽ hình thành ban pháp chế doanh nghiệp có nhiều hơn một người để thực hiện tốt công tác kiếm tra giám sát. Do đó, tùy theo vị trí sắp xếp theo nhu cầu của từng đơn vị, các tiêu chuẩn đặt ra đối với cá nhân cụ thể ứng tuyển vào làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp có thể sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung với người Pháp chế Doanh nghiệp như sau:
  • Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên;
  • Am hiểu Pháp luật  liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty;.
  • Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint;
  • Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản;
  • Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc;
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục;
  • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả;
  • Kỹ năng ngoại ngữ (Tùy từng đơn vị có yêu cầu hay không yêu cầu, hoặc yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác).

Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp là gì?

Theo tiêu chuẩn yêu cầu đối với cán bộ Pháp chế Doanh nghiệp, các hành trang chính  cần có cụ thể gồm:
Kiến thức pháp lý đa lĩnh vực, đặc biệt quan tâm vào pháp lý cấu trúc công ty;
  • Kỹ năng cứng gồm:
    • Kỹ năng sử dụng các công cụ, ứng dụng văn phòng
    • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
    • Kỹ năng quản trị nhân sự
    • Kỹ năng tra cứu, soạn thảo văn bản
    • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc và quy trình
  • Kỹ năng mềm gồm:
    • Phong thái chuyên nghiệp
    • Kỹ năng giao tiếp và tâm lý học
    • Kỹ năng truyền đạt, phục vụ báo cáo, thuyết trình, đàm phán
Với những nội dung trên, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn sinh viên, cử nhân ngành luật có được sự hiểu biết rõ nét hơn về nghề Pháp chế Doanh nghiệp để có sự chuẩn bị tốt cho bản thân khi xác định theo đuổi công việc này!
--- Trần Kiên - Luật sư Điều hành ---
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR #Pháp_chế_doanh_nghiệp
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang