Tranh chấp về quan hệ họp tác, giám đốc và cổ đông là một thực tế khó chịu trong hoạt động kinh doanh. Vì nhiều tranh chấp cổ đông liên quan đến giá trị công ty hoặc cổ phần, phân chia cổ tức và bồi thường, nên việc định giá toàn diện thường là cần thiết để hỗ trợ hoặc bảo vệ lập trường của mỗi bên.
Tất nhiên, lý tưởng nhất là tránh hoàn toàn các tranh chấp giữa các cổ đông. Nhiều công ty cố gắng tránh tranh chấp bằng các thỏa thuận cổ đông/Điều lệ được soạn thảo kỹ lưỡng, trong đó quy định cách giải quyết các bất đồng giữa các cổ đông. Nhưng ngay cả khi tranh chấp không căng thẳng đến mức kiện tụng, việc thẩm định kinh doanh có thể cần thiết để giải quyết bất đồng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số lý do phổ biến dẫn đến tranh chấp cổ đông và cách tránh chúng. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về việc định giá độc lập nếu cần định giá để giải quyết vấn đề.
Nguyên nhân phổ biến của tranh chấp cổ đông
Tranh chấp giữa các cổ đông có thể phát sinh vì nhiều lý do. Những điều sau đây là phổ biến nhất:
- Bất đồng về phương hướng kinh doanh: Loại tranh chấp này thường xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ, có tổ chức thiếu chặt chẽ. Bất đồng về quản lý hoặc chỉ đạo của công ty; các khoản chi tiêu; hoặc tổ chức lại, bán hoặc đóng cửa doanh nghiệp có thể làm phát sinh tranh chấp giữa các cổ đông.
- Vi phạm thỏa thuận cổ đông: Việc vi phạm thỏa thuận cổ đông có thể xảy ra khi một cổ đông tìm cách chấm dứt thỏa thuận trái với mong muốn của các cổ đông khác hoặc bán cổ phần của họ vi phạm thỏa thuận.
- Quản lý ủy thác kém hoặc thất bại: Trong các công ty tư nhân, các cổ đông có trách nhiệm ủy thác đối với các cổ đông khác, ngay cả khi họ không làm việc cho doanh nghiệp. Các cổ đông phải cởi mở và trung thực với nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là trong trường hợp cổ đông đa số giao dịch với cổ đông thiểu số. Tranh chấp có thể phát sinh khi một số cổ đông giữ lại thông tin tài chính hoặc thông tin quan trọng khác từ những người khác.
- Bất bình đẳng về lương thưởng hoặc đóng góp: Người lao động là cổ đông cần được trả lương tùy theo quá trình đào tạo, giáo dục, kinh nghiệm của họ và các tiêu chuẩn cho ngành và vai trò công việc. Đặc biệt trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình, khi nhân viên là thành viên gia đình được trả lương ở mức khác với các nhân viên cổ đông khác trong các vai trò tương đương, tranh chấp có thể phát sinh. Một nguồn xung đột khác có thể là do sự chênh lệch trong đóng góp tài chính hoặc công việc của các cổ đông, khi các cổ đông đảm nhiệm những phần việc không công bằng.
- Cổ đông thiểu số bị thiệt thòi bởi các quyết định của cổ đông đa số: Trong các công ty tư nhân, cổ đông thiểu số bắt đầu từ vị thế bất lợi vì họ có ít cổ phần hơn cổ đông đa số và có thể có ít sức ảnh hưởng trong việc cố gắng tạo ra những thay đổi trong doanh nghiệp.
Bởi vì cổ phiếu của một công ty tư nhân có thể không dễ dàng được bán trên thị trường cho những người khác, các cổ đông thiểu số có thể thấy khoản đầu tư của họ bị ràng buộc do mong muốn của các cổ đông đa số, những người có thể đạt được lợi ích của họ mà không tính đến lợi ích của cổ đông thiểu số. Tranh chấp có thể phát sinh về việc không chia cổ tức, sử dụng tiền của công ty để chi tiêu gia đình hoặc không cho phép các cổ đông thiểu số kiểm tra hồ sơ tài chính hoặc các tài liệu khác.
Tránh và Giải quyết Tranh chấp Cổ đông
Như đã đề cập trong phần giới thiệu, nhiều công ty quan tâm xây dựng các thỏa thuận cổ đông như một phần của thỏa thuận hợp tác hoặc các điều khoản của việc thành lập/liên kết, để quy định cách giải quyết các tranh chấp cổ đông.
Mặc dù các thỏa thuận này không thể đảm bảo rằng các vấn đề sẽ không phát sinh, nhưng khi được soạn thảo cẩn thận, chúng sẽ đưa ra một lộ trình giải quyết tranh chấp. Việc đề cập các thỏa thuận lao động (đối với các cổ đông đồng thời tham gia làm nhân viên vận hành) và các thỏa thuận mua/bán trong thỏa thuận cổ đông đảm bảo rằng mỗi cổ đông hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, điều này có thể làm giảm khả năng xảy ra tranh chấp hơn nữa.
Nếu tranh chấp phát sinh bất chấp những biện pháp phòng ngừa này, hoặc có bế tắc tranh chấp cổ đông, hòa giải nên là con đường đầu tiên được các cổ đông sử dụng để cố gắng giải quyết vấn đề. Trong hòa giải, tất cả các bên có thể tham gia để đạt được một giải pháp thân thiện. Khi tranh chấp không thể được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài là lựa chọn tốt thứ hai - nhưng điều này đặt kết quả vào tay bên thứ ba, điều này có thể không được một hoặc cả hai bên chấp nhận. Nếu không có hòa giải hoặc trọng tài giải quyết tranh chấp, kiện tụng là lựa chọn cuối cùng. Đây là cách kém thuận lợi nhất để giải quyết tranh chấp, vì cả hai bên đều có khả năng phải gánh chịu các thiệt hại pháp lý lớn và một lần nữa, bên thứ ba (thẩm phán) sẽ là người quyết định kết quả.
Vai trò của định giá trong việc giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông
Cho dù tranh chấp cổ đông được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài hay kiện tụng, thì việc thẩm định kinh doanh có thể là cần thiết.
Bất đồng giữa các cổ đông thường có động cơ hoặc yếu tố tài chính - một bên cho rằng họ đang bị đối xử không công bằng, bởi vì khoản đầu tư hoặc công việc của họ không được đền bù xứng đáng, hoặc bởi vì ai đó đang lấy nhiều hơn mức hợp lý mà họ đáng được hưởng đối với lợi nhuận hoặc tài sản từ việc kinh doanh. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về sự khác biệt về quan điểm trong hoạt động hoặc phương hướng hoạt động của công ty, cổ đông phản đối có thể lựa chọn rời khỏi và bán cổ phần của mình trong doanh nghiệp.
Bất kể lý do là gì, trước khi có thể được giải quyết, giá trị của doanh nghiệp và cổ phần phải được xác định. Vì lý do này, hầu hết các thỏa thuận cổ đông nên bao gồm quyền thẩm định giá trong trường hợp có tranh chấp.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ cổ đông trong công ty cũng như bổ sung kiến thức pháp lý quản trị công ty, bạn có thể tham khảo và tham gia Chương trình đào tạo “Bậc thầy pháp lý quản trị công ty” tại LETO Academy. Tải brochure khóa học bằng cách click Download dưới đây!
Tham khảo các bài viết từ chuyên gia:
- Tranh chấp cổ đông - Khi tình bạn cũng tan rã: Câu chuyện muôn thuở của các Doanh nghiệp nhỏ
- 05 lý do phổ biến nhất gây tranh chấp cổ đông
- Những người đồng sáng lập có cần "nhẫn đính hôn" không?
- Làm thế nào để giải quyết tranh chấp cổ đông?
----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Address: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
♻️ Fanpage:
LETO Strategic Solutions
🌎Website:
https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A
#Analytics #Operation #Transformation
#RiskManagement #Compliance #LegalHR