MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

7 tranh chấp hợp đồng phổ biến

Cập nhật:29/09/2020
Lượt xem:1383

Tranh chấp hợp đồng, được nhiều người coi là “chi phí kinh doanh”, phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Ở đâu có Hợp đồng, ở đó luôn tồn tại rủi ro tranh chấp (Disputes Risk). Khi một bên làm sai các điều khoản trong thỏa thuận dẫn đến vi phạm hợp đồng, đó là lúc tranh chấp có thể xảy ra. 

Bài viết này chia sẻ về 7 loại tranh chấp hợp đồng phổ hiện đang xảy ra thường xuyên hiện nay (Trên thực tế, chúng đa dạng hơn nhiều).

1. Hợp đồng thuê thương mại (Commercial Leases)

Hợp đồng thuê thương mại, hay hợp đồng thuê tài sản, thường gây ra vô số tranh chấp giữa Bên thuê và Bên cho thuê. Đặc biệt thường gặp là các hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (BĐS). Thường thì nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp nằm ở ngôn ngữ trong hợp đồng, hoặc thậm chí, việc thiếu ngôn ngữ. 
Các nội dung thỏa thuận không được rõ ràng hoặc không đề cập hết các khía cạnh có thể dẫn đến việc Bên cho thuê thay đổi chính sách cho thuê đột ngột hoặc không thực hiện các hành động bảo đảm quyền lợi của Bên thuê trong quá trình sử dụng. Trong một số trường hợp, Bên thuê không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán hoặc sử dụng tài sản thuê, hoặc thậm chí, không hiểu đúng và đủ nghĩa vụ của mình. Đây là lúc tranh chấp xảy ra!
Tham khảo: 11 chiến thuật đàm phán hợp đồng

2. Thỏa thuận không cạnh tranh (Non-Compete Agreements)

Một số doanh nghiệp muốn nhân viên của họ ký các thỏa thuận không cạnh tranh trước hoặc đồng thời khi ký Hợp đồng lao động. Thỏa thuận này có thể là một văn bản tách rời hoặc là một phần (Điều/Khoản) trong Hợp đồng lao động. Các hợp đồng này quy định rằng một khi một nhân viên cắt đứt mối quan hệ công việc của họ với chủ sử dụng lao động (Chấm dứt Hợp đồng lao động), họ không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh hoặc tự kinh doanh cùng ngành của chủ sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là “x” năm). Và thực tế đáng buồn là … Đôi khi, những thỏa thuận này có thể quá rộng và không thể thực thi, đó là lý do tại sao chúng cần được soạn thảo cẩn thận.

3. Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sale of Goods Contracts)

Được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự, nhưng thường: những hợp đồng lỏng lẻo nhất mà bạn có thể tìm thấy lại là những hợp đồng liên quan đến việc mua bán hàng hóa giữa bên mua và nhà cung cấp. Do đó, các hợp đồng này bị tranh chấp rất nhiều trên thực tế. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp xảy ra ngay từ những giai đoạn đầu tiên, khi mà Bên mua đặt hàng, nhưng Bên bán không đảm bảo hiệu suất sản xuất/nhập khẩu (thời hạn giao hàng) hoặc thậm chí, các sản phẩm được giao đến không đúng như mô tả ban đầu.

4. Thỏa thuận bảo mật thông tin (Non-Disclosure Agreements)

Việc chứng minh hành vi làm bại lộ thông tin từ một bên có thể cần đến cả núi chứng cứ. Đó là lý do mà thường Điều khoản Bảo mật thông tin, hoặc thậm chí được tách rời Hợp đồng thành một Bản thỏa thuận bảo mật thông tin, hay còn gọi là Thỏa thuận không tiết lộ, thường hoặc không được các bên đề cập đến, hoặc nếu có, thì chỉ là hình thức giúp một Bản Hợp đồng trông có vẻ dài hơn và chuyên nghiệp hơn. 

5. Tranh chấp Hợp đồng mua bán với Người tiêu dùng

Thường gặp nhất trong tranh chấp mua bán giữa Doanh nghiệp bán hàng với người tiêu dùng là các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bảo hành. Thường thì đến cả những sản phẩm có giá trị cao cũng chỉ đi kèm theo một mẩu phiếu bảo hành sơ sài, với những nội dung không định lượng, và thậm chí, không có đến một chữ ký hay con dấu của bên bán. Nếu bạn rà soát lại, chắc hẳn sẽ nhận ra có nhiều sản phẩm bạn/gia đình bạn đã từng mua, gặp vấn đề, không thể bảo hành và … đành chấp nhận!
Các Doanh nghiệp thương mại thường khiến chính sách bảo hành của họ trở nên vô dụng khi đặt kèm các chính sách bảo hành tối ưu rất gây chú ý, là các điều kiện thiếu tôn trọng hoạt động bảo hành rất dễ bỏ qua. 
Loại tranh chấp này có vẻ phổ biến hơn rất nhiều các loại tranh chấp hợp đồng khác, nhưng chẳng mấy khi được giải quyết!
Thao khảo thêm: 05 điểm quan trọng trong Hợp đồng mua bán

6. Hợp đồng góp vốn (Capital Contribution Contract)

Tại Việt Nam, khi cả đất nước đang dấy lên phong trào quốc gia khởi nghiệp, các nhóm start up hình thành, các SMEs huy động thêm vốn để gia tăng sức mạnh, thì lúc này, tranh chấp về thỏa thuận góp vốn hay tranh chấp chủ sở hữu ngày càng gia tăng. Các tranh chấp này thường xảy đến do: Thỏa thuận góp vốn mơ hồ, khi các bên tham gia không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như không nắm được chính xác tình trạng của Doanh nghiệp nhận vốn góp. Ở giai đoạn tiếp theo đó, từ chối góp thêm vốn, điều chỉnh chiến lược sai, thay đổi tầm nhìn hoặc giá trị ban đầu, hiệu suất làm việc kém, xung đột lợi ích, quản lý tài chính tồi, … tranh chấp có thể phát sinh từ bất kỳ lý do nào. 
Tham khảo: Cách xử lý góp vốn điều lệ ảo

7. Thỏa thuận thôi việc (Severance Agreements)

Khi một Doanh nghiệp hay Người lao động muốn chấm dứt một mối quan hệ lao động mà mình đang tham gia, cần phải tuân thủ Bộ luật lao động. Đặc biệt là về thời hạn báo trước. Trong nhiều trường hợp, việc chấm dứt Hợp đồng lao động có thể dẫn đến nghĩa vụ chịu phạt và/hoặc bồi thường của bên vi phạm Hợp đồng lao động. Và nếu bên có nghĩa vụ không thể/không muốn/cố tình không thực hiện nghĩa vụ này, tranh chấp xảy ra!
Tránh tranh chấp Hợp đồng là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro kinh doanh, mà trước hết là giảm các chi phí không đáng có (có thể rất lớn). Ngôn ngữ là yếu tố then chốt khi soạn thảo Hợp đồng và các bên khi tham gia vào một giao kết, đều phải đảm bảo rằng mình đã dự liệu mọi thứ, và hiểu rõ các điều khoản. Thẩm định các điều kiện và cơ sở của giao dịch cũng như đánh giá nội dung một hợp đồng là rất quan trọng. Đó là lý do vì sao các bên cần Luật sư. 
Tham khảo: Làm thế nào để chấm dứt một hợp đồng?

Bạn cũng có thể tự nâng cấp kỹ năng Hợp đồng của mình thông qua Khóa học Hợp đồng tại LETO. Và bên cạnh đó, Phòng pháp chế thuê ngoài cũng là một giải pháp hoàn hảo và tối ưu nếu Doanh nghiệp của bạn chưa có một Nhân viên/Bộ phận/Phòng Pháp chế (Legal Department).

Để nâng cao kiến thức và kỹ năng về hợp đồng, bạn có thể tham khảo các bài viết:
06 điều cần xem xét trong quá trình rà soát hợp đồng
Làm thế nào để soạn thảo một hợp đồng hợp pháp?
4 nguồn rủi ro hợp đồng phổ biến và cách loại bỏ chúng
-- Trần Kiên - Luật sư Điều hành LETO --

----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
♻️ Fanpage: Công ty luật LETO
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR #Contract
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang