MANAGEMENT CONSULTING
“We give you the strategic solutions to speed up your business”
Book a call from LETO
0
Thông báo

Từ Luật sư trở thành pháp chế

Cập nhật:28/08/2021
Lượt xem:2091

Nhiều năm trước, tôi đã từng bỏ công việc là một luật sư độc lập để trở thành một luật sư nội bộ với vai trò một Chuyên viên pháp chế cấp cao (Legal Counsel).

Tại sao?

Trong suốt nhiều năm trước đó, tôi ngày càng cảm thấy thất vọng với công việc của mình. Là một luật sư, bạn sẽ dành cả buổi tối và cuối tuần để soạn thảo các tài liệu giao dịch và xem xét các hồ sơ của khách hàng để tìm giải pháp. Nhưng bạn hiếm khi nhìn thấy kết quả thực sự sau những nỗ lực của bạn, vì trong nhiều trường hợp, các nhận định và giải pháp pháp lý của bạn có thể sẽ phải uốn nắn theo ý muốn của khách hàng hoặc bối cảnh vụ việc.
Mặc dù vậy, tôi thực sự thích làm việc cho nhiều khách hàng trong nhiều ngành khác nhau. Tôi cảm thấy mình sẽ mất "thứ gì đó" khi làm việc cam kết 100% cho một công ty. Tôi chưa cảm thấy sẵn sàng để trở thành pháp chế nội bộ. 
Cho đến khi chính thức dừng công việc của một Luật sư độc lập bên ngoài và bắt đầu
công việc pháp chế, cảm giác thật hữu ích khi đóng một phần nhỏ vào mục đích lớn mà công ty nơi tôi làm việc đang đạt được (thời gian đó).
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ vai trò Luật sư tư vấn thuần túy sang
vai trò của một người pháp chế trong công ty khó hơn dự kiến. Thành thật mà nói, tôi đã phải vật lộn để thích nghi. 
Sau này, khi tương tác với nhiều Pháp chế đồng nghiệp, tôi nhận ra rằng nhiều người trong số họ cũng đã cảm thấy như tôi khi bắt đầu làm việc tại một công ty với vai trò pháp chế/luật sư nội bộ. Một số vẫn đang gặp khó khăn, mặc dù đã làm việc được 1, 2 năm (tại thời điểm tôi thảo luận với họ).
Khi đã trải nghiệm cả hai loại vị trí, độc lập bên ngoài và nội bộ bên trong một Doanh nghiệp, tôi nhận ra rằng: Để thành công, luật sư doanh nghiệp phải từ bỏ vai trò cố vấn của mình và nắm lấy vị trí
đối tác kinh doanh.

Tham khảo: Luật sư VS Pháp chế - Sự khác biệt là gì?

Trở thành đối tác kinh doanh là mục tiêu cuối cùng. Để đạt được mục tiêu đó, các luật sư doanh nghiệp nên thay đổi triệt để cách thức làm việc của họ. Các luật sư doanh nghiệp nên ngừng hành động như những nhà tư vấn luật đơn thuần và bắt đầu trở thành những nhà lãnh đạo.

Tôi gọi đây là "sự biến hóa từ nhà tư vấn thành nhà lãnh đạo".

Tôi cẩn thận lắng nghe các trưởng phòng pháp chế, trưởng nhóm pháp chế, giám đốc pháp chế chia sẻ, và tôi biết được rằng họ đã thay đổi:

Từ "Hợp pháp về pháp lý" thành "Hợp lý cho doanh nghiệp" - Điều bạn sẽ nhận ra thực sự khi gia nhập một công ty để thực hiện ảnh hưởng  thực sự của mình đối với doanh nghiệp. 

Điểm mấu chốt là bạn phải chuyển một lời khuyên thành một ý kiến. Với tư cách Luật sư độc lập, lời khuyên của bạn là thực tế, thực dụng. Nhưng với tư cách một Luật sư nội bộ/Cán bộ pháp chế, ý kiến của bạn đạt đến cần phải được tuân thủ chặt chẽ, chứ không chỉ mang tính tham khảo để cân nhắc. Bạn sẽ cần tự hỏi bản thân câu hỏi này: "Điều gì sẽ tốt hơn cho công ty?" và bắt đầu ý kiến của bạn bằng cách: "Tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn cho công ty ...". 
Kết quả phải được đảm bảo!
Luật sư là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Chuyên môn vừa là tài sản lớn nhất vừa là khiếm khuyết tồi tệ nhất của họ. Nếu tôi là chuyên gia ở lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, thì tôi sẽ khó có đủ nguồn lực để trở  thành chuyên gia ở lĩnh vực tố tụng hình sự. Bạn hiểu điều này chứ?
Các luật sư không có quyền truy cập vào mọi cấu phần để một cái nhìn tổng thể về một doanh nghiệp. Nhưng những chuyên viên pháp chế thì có. Vì vậy, với tư cách là một
chuyên viên pháp chế hoặc Luật sư nội bộ (Inhouse Lawyer), điều quan trọng là bạn phải hiểu biết sâu sắc về tất cả các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp. Bạn phải hiểu công ty của bạn TRONG-TẤT-CẢ-SỰ-PHỨC-TẠP-CỤ-THỂ của nó.
Hãy tập trung về bất kỳ điều gì không hợp pháp hoặc có thể tạo
rủi ro pháp lý và có thể phiên phiến với những điều hợp pháp/đang ổn - Nghe có vẻ phản cảm, nhưng nếu bạn đang là một Trưởng nhóm Pháp chế hoặc phụ trách bộ phận pháp chế, bạn nên thử giao những vấn đề bạn đã hiểu biết nhất cho người khác và tự mình thực hiện những vấn đề bạn biết ít hiểu biết hơn. Việc giao cho người khác những việc bạn đã biết cho bạn cơ hội kiểm tra lại xem công việc đó đã được thực hiện thực sự đúng cách chưa. Việc tự làm công việc chưa biết hoặc thiếu kinh nghiệm cho phép bạn học hỏi và nâng cấp. Mở rộng lĩnh vực xử lý là cách hiệu quả nhất để xây dựng một cái nhìn tổng thể về tất cả các hoạt động pháp lý của bạn.

Từ văn bản đến thực thi - Là một luật sư độc lập, công việc của bạn thường được chuyển giao thông qua văn bản. Công việc của bạn đã hoàn tất ngay khi bạn nhấn "send" trên một email có tài liệu đính kèm (Thư tư vấn/Bản cáo bạch/Đánh giá pháp lý/...). 
Là luật sư nội bộ/pháp chế, bạn phải thực thi!
  • Khi tài liệu đã sẵn sàng, bạn lo thu thập chữ ký và nộp các tài liệu đã ký cho các bên liên quan.
  • Bạn sẽ phải giữ kết nối với bộ phận bán hàng để hỗ trợ hợp đồng và giám sát các chương trình xúc tiến, hỗ trợ thực hiện xử lý khủng hoảng truyền thông hoặc giám sát xâm phạm thương hiệu…
  • Bạn sẽ phải giữ kết nối với bộ phận nhân sự để đánh giá tuân thủ, xử lý kỷ luật, xem xét lại các hợp đồng lao động,… 
  • Bạn sẽ phải làm việc liên tục với bộ phận kế toán hoặc đơn vị kiểm toán độc lập thường xuyên để đảm bảo tuân thủ và nắm rõ tình hình tài chính để quản trị rủi ro,... 
  • Bạn phải cập nhật quy trình quản lý hợp đồng và giám sát quá trình thực hiện các hợp đồng để quản trị rủi ro;
  • Và khi các công việc hợp đồng đang tiếp diễn, bạn sẽ phải quan tâm đến việc gia hạn, ngày hết hạn, thông báo, v.v. 
Thế giới của người làm pháp chế là thế giới đòi hỏi sự dũng cảm. Đó là nơi mà việc thực thi lấn át sự cân nhắc, và đòi hỏi bắt buộc phải nắm vững các hoạt động pháp lý của công ty.

Từ hoạt động cá nhân đến hoạt động của nhóm 

Các công ty luật thường nói rằng họ coi trọng tinh thần làm việc nhóm. Nhưng trên thực tế, hệ tư tưởng kinh tế học của họ hướng đến hiệu suất cá nhân nhiều hơn. Các luật sư tự làm việc và sau đó chia sẻ kết quả của họ để xem xét như một phần trailer nhanh của một bô phim, mang tên: “email qua lại”. 
Công việc của một luật sư đơn độc một cách đáng sợ, trái ngược với công việc của một luật sư nội bộ/
chuyên viên pháp chế
Đột nhiên, bạn đang ở giữa một dự án của
Doanh nghiệp, nơi pháp lý chỉ là một khía cạnh. Nhiều bên sẽ tham gia thực thi và sự phối hợp trở thành một chìa khóa. Bạn cần theo dõi công việc của những thành viên nhóm: Mỗi trong số họ đang làm gì? Làm đến đâu rồi? Và bạn cũng cần cho người khác biết về những gì bạn đang làm, chỉ định kết quả, thời hạn và những vướng mắc bạn đang gặp phải. Đó chính là làm việc nhóm.

Từ một môi trường khắc nghiệt đến một hệ sinh thái hỗ trợ

Cuộc sống của một luật sư thật khó khăn!
Tôi vẫn còn bị cảm giác nghẹn người khi nghĩ lại về những áp lực từ một kỷ niệm công việc nào đó trước đây. Khi một mình xử lý một công việc phức tạp mà không có gợi ý hoặc có người thảo luận, hoặc khi tôi không thể lấy được thông tin quan trọng nhanh chóng  để giải quyết vấn đề từ một bộ phận có liên quan, hoặc khi deadline quá gấp và vấn đề đang xử lý lại liên quan đến một lĩnh vực mới (không phải pháp lý) mà không có người chuyên môn ở lĩnh vực đó để tham khảo.
Tất nhiên, Luật sư nội bộ hay Chuyên viên pháp chế cũng phải chịu áp lực thường xuyên. Và họ cũng phải làm việc cật lực. Tuy nhiên, các công ty họ làm việc sẽ đưa ra một thái độ ủng hộ và phối hợp tích cực cho họ thông qua sự hỗ trợ triệt để của các phòng ban nghiệp vụ liên quan thay vì chỉ gây áp lực.

Từ "nhiều giờ hơn có nghĩa là kiếm được nhiều tiền hơn" thành "nhiều giờ hơn có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn" 

Luật sư độc lập được trả lương theo giờ nên tính kinh tế của họ không hướng đến hiệu quả. Hầu hết các trường hợp, làm việc ít hơn đồng nghĩa với việc kiếm được ít hơn. 
Ngược lại, trong một công ty, làm việc ít hơn có nghĩa là chi tiêu ít hơn. Hiệu quả chi phí thúc đẩy sự đổi mới. Nếu bạn đang thực hiện công việc pháp lý nào đó lần thứ hai, hãy cố gắng tìm cách thực hiện công việc đó tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn. Hãy xây dựng ra các bí quyết pháp lý nội bộ của bạn, vì vậy bạn không tạo lại cùng một cách giải quyết lặp đi lặp lại. Dành ít thời gian hơn để hoàn thành nhiều việc hơn. Cải tiến và đổi mới trong quản trị và thực thi!

Từ lựu đạn cầm tay đến bom tấn

Là một luật sư, việc thiếu tổ chức của bạn là bạn đang tự chuốc họa vào thân. Nếu bạn có một công việc mà bạn bỏ lỡ và nhận ra rằng bạn cần phải có một bản thảo vào ngày mai? Vâng, bạn có một đêm để hoàn thành nó. Và kết quả của việc này tác động thấp đến công việc của những người khác.
Nhưng với tư cách một Luật sư nội bộ hoặc Pháp chế, việc bỏ lỡ hoặc giải quyết vội vã thiếu cân nhắc kỹ lưỡng một công việc của bạn sẽ có thể khiến nhiều người khác sẽ bị ảnh hưởng. Sự thiếu tổ chức của bạn phát nổ như một quả bom trong công ty. Đây là lý do đòi hỏi Luật sư nội bộ hay Chuyên viên pháp chế phải làm việc có tổ chức, tạo quy trình, nghiêm túc với việc quản lý các hoạt động pháp lý của bạn.

Từ tư thế phản ứng sang tư thế chủ động

Làm luật sư có thể rất khó khăn. Nhưng đôi khi tôi nhớ lại hành trình của mình giai đoạn bắt đầu, tôi nhận ra nó đã thực sự dễ dàng như thế nào. Khi bạn làm cộng sự trong một công ty luật, bạn sẽ nhận được một nhiệm vụ và hoàn thành công việc đó ngay trước thời hạn. Bạn vất vả làm việc nhiều giờ, nhiều ngày đúng vậy! Nhưng ít nhất bạn biết mình phải làm gì.
Làm một luật sư nội bộ hoặc chuyên viên
pháp chế của công ty, bạn phải thiết lập chương trình làm việc. Đây không phải là lúc bạn làm việc theo phong cách phản ứng linh hoạt, mà mọi thứ cần phải đặt trong trạng thái chủ động thực thi và có thể kiểm soát. Bạn được kỳ vọng sẽ xây dựng nhận thức pháp lý và các công cụ pháp lý để đẩy nhanh việc cung cấp các giải pháp pháp lý, cập nhật kiến thức pháp lý hoặc phối hợp thực thi các vấn đề pháp lý trong công ty. Bạn cũng cần phải luôn thúc đẩy tìm ra những giải pháp mới để tiết kiệm phí pháp lý trong khi vẫn phải đảm bảo giảm rủi ro pháp lý. Bạn không bao giờ ngừng suy nghĩ vì luôn có điều gì đó cần cải thiện hoặc dự đoán.
Vì vậy, tại sao rất nhiều luật sư trước đây phải vật lộn để thích nghi với tư cách là luật sư nội bộ/pháp chế?
Bởi vì trở thành một nhà tư vấn thì dễ hơn và trở thành một nhà lãnh đạo thì khó hơn.
Nó đòi hỏi bạn phải thay đổi hoàn toàn cách làm việc của mình.
Và sự thay đổi thì thường không hề dễ dàng.
Nhưng hãy tin tôi ... nó đáng giá! 
Sau một năm làm việc với tư cách là một
Chuyên viên pháp chế cao cấp và Luật sự nội bộ, cuối cùng tôi đã chuyển sang xây dựng và điều hành một Hãng tư vấn giải pháp chiến lược (Management Consulting). Tôi đã điều chỉnh cách làm việc của mình để thúc đẩy các vai trò mang tính pháp lý của mình hiệu quả hơn.
Tôi đã xây dựng văn hóa tổ chức suy nghĩ trước sau thấu đáo, thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và cùng mọi người đóng góp vào hệ sinh thái hỗ trợ công việc cho nhau.
Một vài điều chỉnh như vậy đã giúp tôi hứng thú hơn với công việc của mình và có được sự tự tin để trở thành người dẫn đầu trong công việc của mình.
Thay đổi lớn nhất mà tôi đã thực hiện là trong suy nghĩ của tôi.
Và đó là tất cả những gì cần thiết để khiến bạn chuyển biến!
Thân mến!

---Trần Kiên - Luật sư điều hành LETO---

----------------------
🎯𝐋𝐄𝐓𝐎 𝐒𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐠𝐢𝐜 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 – 𝑇ℎ𝑎́𝑜 𝑔𝑜̛̃ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑛𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡!
----------------------
📞Phone: 19006258
📮Email: info@leto.vn
📌Địa chỉ: A11 Toong, 2nd floor, 25T2 Building, Hoang Dao Thuy Str., Cau Giay Dis., Hanoi, Vietnam
🌎Website: https://leto.vn/
#LETO #Strategic #Solution #legal #Tax #Marketing #Fund #Management #HRM #M&A #Analytics #Operation #Transformation 
#RiskManagement #Compliance #LegalHR #Pháp_chế_doanh_nghiệp
 
LETO Strategic Solutions
LETO Strategic Solutions
1900 6258

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

info@leto.vn
Hanoi, Vietnam
Skype:
info@leto.vn
Hàng mới Khuyến mại Liên hệ Giỏ hang